Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Cách nhìn về Ngành Y đã thay đổi trong mắt tôi

Cách nhìn về Ngành Y đã thay đổi trong mắt tôi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cách nhìn về ngành Y trong mắt tôi đã thay đổi khi bỗng dưng từ một người tốt nghiệp báo chí vô tình đến với ngành Y sau khi học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Dược.

sinh-vien-y-khoa-nen-hoc-toeic-hay-ielts

Cách nhìn về Ngành Y đã thay đổi trong mắt tôi

Tôi một cô gái thích sự nhẹ nhàng bình yêu đã tìm đến ngành báo chí để viết lên những trang sách, những dòng tâm sự cũng như vẽ lại cuộc sống bằng những dòng chữ và rồi bất chợt tôi đến với ngành Y rất tình cờ bởi khi đó ngành Y và đặc biệt là ngành Dược đang rất phát triển và tiềm năng nhưng tôi thì không để ý đến điều đó. Đó là điều mà bạn tôi để ý, cô ấy muốn học thêm Văn bằng 2 Cao đẳng Dược để thay đổi công việc hướng đến một tương lai khác tươi sáng hơn còn tôi đến vì một mục đích khác. Tôi thì chỉ muốn học thêm để hiểu biết, để tự chăm sóc bản thân và hơn cả là để hiểu hơn về ngành Y, hiểu hơn về những điều mà người ngoài không thể thấy được và để viết lên câu chuyện của bản thân. Thời gian đó trôi qua nhanh chóng, chỉ sau 20 tháng học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội tội đã tốt nghiệp đã được nhà trường giới thiệu nơi làm việc và tôi cũng gác lại việc viết lách để thử sức ở môi trường mới để tìm hiểu sâu về ngành này như ban đầu mong muốn. Và rồi 5 năm nhanh chóng qua đi tuy không phải dài nhưng từng ấy cũng đủ giúp tôi hiểu thêm về ngành Y thêm rất nhiều, về dịch bệnh, về cuộc sống người bệnh, nỗi niềm và sự nhọc nhằn đằng sau mỗi tấm áo blu trắng.

Với nghề báo tôi hiểu rằng đích đến là viết lên những tác phẩm chinh phục trái tim người đọc theo từng chủ đề câu chuyện để chạm tới trái tim người đọc giúp học hiểu được và cảm nhận được “ái, ố, hỉ, nộ” theo từng bài viết. Nhưng thời gian làm trong nghề thầy thuốc tôi không chỉ hiểu về công việc mà còn hiểu về giá trị cuộc sống và từ đó tôi càng thêm trân trọng về ngành nghề, về công việc mà mình đang làm.

Nhớ lại lần đầu tiên khi được Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giới thiệu làm việc tại Bệnh Viện YHCT Trường Giang là bệnh viện thuộc nhà trường và tận mắt chứng kiến đủ trường hợp bệnh nhân và đập vào mắt tôi là một bệnh nhân tai nạn giao thông với bao nhiêu “bộ phận trong bụng” được phô bày trước mắt làm tôi choáng vàng, mặc dù đã lường trước, học trước nhưng tôi vẫn không ngờ nó lại kinh dị đến như vậy. Thế nhưng qua thời gian, theo dấu chân của đội ngũ thầy thuốc trên các mặt trận phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, chứng kiến lòng dũng cảm, sự tự tin của họ đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trải nghiệm theo từng cung bậc cảm xúc của đội ngũ thầy thuốc.

khoa-duoc-76_uiwj

có đi đến, có chứng kiến thì mới cảm nhận được hết nỗi niềm người thầy thuốc

Đúng là lúc còn làm nhà báo, chỉ nhìn những khía cạnh bên ngoài cũng như đọc những dòng chữ của những người ngoại đạo viết ra làm tôi không thể hiểu được những ý nghĩa của đội ngũ thầy thuốc đem lại, đúng là có đi đến, có chứng kiến thì mới cảm nhận được hết. Tôi thấy rằng, bệnh viện không chỉ là một tòa nhà với xô đồ người qua lại mà nó là một đấu trường với sự tranh đấu của Bác sĩ với tử thần, là sự tranh đấu của bệnh nhân với việc nên bỏ cuộc hay cố gắng và là nơi nhận ra rõ nhất của quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” đây cũng là nơi người ta sẽ thấy những giọt nước mắt lăn dài sau những nụ cười và những nụ cười chua chát sau giọt nước mắt mặn đắng, đau khổ nhất. Có lẽ, càng thâm nhập vào ngành để tìm hiểu thông tin viết bài, được tận mắt chứng kiến những tình cảm chân thành ấy, tôi mới hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống và bản chất cao quý của Ngành Y.

Gần đây nhất, khi tham gia đợt khám chữa bệnh cho các gia đình chính sách tôi đã có vinh hạnh được đi chung xe với Thầy Dương Trường Giang là một giảng viên đào tạo lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Xét Nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Thầy không chỉ giỏi mà còn rất đẹp trai, cả lớp tôi đứa con gái nào cũng mê và tôi không bỏ buổi học nào có sự góp mặt của thầy. Mà thôi quay lại với chuyện chính thì đó là lần đầu tiên tôi được nghe thầy tâm sự về những chuyện vui buồn, về những trăn trỏ trong ngành Y mà thầy gặp phải, điều đó làm tôi thấy rất tò mò, phấn khích và hóng theo từng lời nói của thầy. Thầy kể “Hồi vẫn còn làm Xét nghiệm tại bệnh viện, đã trải qua biết bao thăng trầm với nghề, vinh quang có, thất bại có, nhưng chưa bao giờ tôi quên lời nói của người phụ nữ. Như bao lần tôi Xét nghiệm các mẫu Xét nghiệm theo yêu cầu và đơn giản là chỉ cần trình báo những kết quả đó mà thôi, nhưng lần khác ở chỗ đó là căn bênh ung thư quái ác của một người phụ nữ và cô ấy nói với tôi “anh đừng công bố kết quả này cho người nhà tôi, tôi muốn sống quãng đời còn lại mà không để ai phải bận tâm hay tốn kém chạy chữa cho mình, tôi muốn sống nốt quãng đời này với con tôi, với người đàn ông mà tôi yêu mến tới khi đó tôi sẽ chấp nhận ra đi, mong anh giúp tôi”. Tôi đứng hình mất 5s và rồi trái tim tôi mách bảo lý trí, hãy phá bỏ luật một lần không sao đâu, luật do con người đặt ra con người cũng có thể phá bỏ luật mà. Vậy rồi tôi làm theo lời cô ấy, thay đổi kết quả để giúp cô ấy. Tôi cảm thấy mình như giúp được một gia đình xây lại tổ ấm, giúp được cô ấy bỏ qua nỗi sợ hãi bệnh tật và cảm thấy thật thanh thản trong lòng mình. Ngày đó, qua đi làm tôi không bao giờ quên và tôi đã yêu, đam mê hết mực cho ngành Y cho công việc mình đang làm.

tu-vung-tieng-trung-nganh-y-hoctiengtrung-tv-chinemaster-nguyen-minh-vu

Sống cảm ơn trời đất – Chết đổ tại Bác sĩ

Đi nhiều, chứng kiến, cảm nhận từng công việc của đội ngũ thầy thuốc tôi nghĩ có rất nhiều hy sinh mất mát của đội ngũ y bác sĩ vẫn chưa được xã hội nhìn nhận một cách đúng đắn, đánh giá một cách khách quan những đóng góp của ngành y tế đối với xã hội. Tuy rằng trong thực tế, ở đâu đó còn có người than phiền về y đức của thầy thuốc, về sự tắc trách thiếu tinh thần trách nhiệm của cơ sở y tế nào đó, nhưng đó chỉ là con số ít, không thể làm phai mờ những thành tích đáng tự hào mà ngành Y tế nước ta đã đạt được. Với tôi đội ngũ thầy thuốc không đơn thuần chỉ là nghề để kiếm sống, mưu sinh mà là nghề thực hiện sứ mệnh thiêng liêng là cứu người “từ tay tử thần”, đó là một chặng đường dài đầy gian khổ và một đức hy sinh vô bờ bến của họ. Trong tôi, họ như những ngọn nến luôn cháy hết mình cho sự sống của con người.

Nguồn: tin tức Y Dược

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …