Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Nấm linh chi có tác dụng gì? Những Lợi ích và rủi ro có thể xảy ra

Nấm linh chi có tác dụng gì? Những Lợi ích và rủi ro có thể xảy ra

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nấm linh chi, một dược liệu quý từ xa xưa, được nghiên cứu lâm sàng với nhiều lợi ích sức khỏe. Nhưng tác dụng của nó là gì? Và cách sử dụng để đảm bảo an toàn?

Tác dụng của nấm linh chi

Theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Nấm linh chi hay nấm linh chi đỏ có tác dụng gì? Đây là câu hỏi thường gặp khi mới sử dụng sản phẩm này. Theo một số nghiên cứu trước đó, nấm linh chi có thể cải thiện các vấn đề như căng thẳng, mất ngủ, ổn định huyết áp, cân bằng cholesterol, và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nó cũng có thể tăng cường chức năng gan và thận, phòng ngừa bệnh đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc cúm, đẩy lùi một số căn bệnh nguy hiểm, hỗ trợ trong điều trị ung thư, giảm đau và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm zona, và tăng cường hệ miễn dịch.

Tuy nhiên, nhiều tác dụng này chỉ được phát hiện trong thí nghiệm và chỉ một số ít đã được kiểm tra trên con người. Cần thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về tác dụng của nấm linh chi trên cơ thể.

Liều lượng sử dụng nấm linh chi theo nghiên cứu

Nấm linh chi, một dược liệu quý hiếm, cần được sử dụng cẩn thận và có hiểu biết. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, hình thái của nấm, độ tuổi của nấm, và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Dựa vào nghiên cứu, một số hướng dẫn về liều lượng có thể tham khảo như sau:

  • 1.5 – 9 g nấm khô dạng thô
  • 1 – 1.5 g nấm linh chi tán nhuyễn
  • 1 ml dung dịch nấm linh chi

Nấm linh chi có nhiều dạng khác nhau để người dùng lựa chọn. Tuy nhiên, dạng nấm thô nguyên cây thường khó sử dụng, nên phần lớn chúng ta sử dụng dạng chiết xuất hoặc đã qua tinh chế, phổ biến nhất là dung dịch, bột, hoặc viên.

Rủi ro khi sử dụng nấm linh chi cần lưu ý

Ban đầu, bạn có thể không cảm nhận được phản ứng phụ từ nấm linh chi đến cơ thể. Tuy nhiên, sau khoảng 3 – 6 tháng, có thể xảy ra dị ứng da như khô da và ảnh hưởng đến các cơ quan như miệng, họng, mũi. Biểu hiện của dị ứng có thể là chóng mặt, mẩn ngứa, đau đầu, khó chịu dạ dày, chảy máu cao, và đi ngoài ra máu. Sử dụng nấm linh chi cũng có thể tăng nguy cơ cho bệnh nhân huyết áp quá thấp hoặc quá cao. Nếu bạn đang điều trị tiểu đường hoặc có rối loạn hệ thống miễn dịch, cần chú ý khi kết hợp với nấm linh chi.

Một số báo cáo đã ghi nhận các trường hợp nhiễm độc gan hoặc tiêu chảy mãn tính sau khi sử dụng nấm linh chi dạng bột. Do đó, cần cẩn thận về cách sử dụng và liều lượng của loại nấm này. Nếu số lượng tiểu cầu của bạn thấp, việc sử dụng nấm linh chi ở liều cao có thể tăng nguy cơ xuất huyết. Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên sử dụng nấm linh chi mà không có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Một số loại thuốc tương tác với nấm linh chi

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Nấm linh chi có thể tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là đối với những người đang điều trị vấn đề liên quan đến quá trình đông máu. Điều này là lý do tại sao nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc này, bạn cần thảo luận với bác sĩ. Ngoài ra, nấm linh chi cũng có thể tương tác với thuốc tiểu đường và thuốc cho bệnh nhân huyết áp cao.

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng nấm linh chi, tránh sử dụng cùng lúc với các loại thuốc sau:

  • Aspirin
  • Clopidogrel
  • Diclofenac
  • Warfarin
  • Captopril
  • Amlodipin
  • Hydrochlorothiazide…

Nấm linh chi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng có rủi ro gây nguy hiểm đến tính mạng. Trước khi sử dụng, hãy tham khảo ý kiến và tư vấn của bác sĩ, đặc biệt nếu bạn có điều kiện bệnh lý. Luôn đảm bảo an toàn cho bản thân khi sử dụng sản phẩm từ nấm linh chi.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản tại nhà

Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là một phương pháp tự nhiên được nhiều …