Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Chữa dạ dày bằng chè xanh cần phải lưu ý những gì?

Chữa dạ dày bằng chè xanh cần phải lưu ý những gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Chè xanh là thảo dược có công dụng chữa bệnh đau dạ dày, tuy nhiên nếu dùng sai sẽ không phát huy công hiệu mà phải biết cách dùng thì mới đem lại hiệu quả tốt.

che-xanh-chua-dau-da-day

Chè xanh chữa bệnh đau dạ dày

Lợi ích vốn có của chè xanh cùng với công dụng chữa dạ dày

Những ghi chép từ  y học cổ truyền, lá chè xanh có vị đắng, hơi ngọt, tính mát, vào kinh can thận. Chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, chữa mụn nhọt, đẹp da, chữa viêm loét, cầm tiêu chảy,…..

Theo Nam dược thần hiệu của thần y Tuệ Tĩnh, minh trà là trà ngon, vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn. Công dụng của chè xanh là nhuận tràng, chữa kiết lỵ, trợ giúp tiêu hóa, làm sáng mắt,…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chè xanh có chứa tanin, L-theanin, flavonol, tinh dầu và các acid đi cùng tinh dầu, vitamin và các nguyên tố vi lượng,…. Chè xanh có chứa rất nhiều thành phần hóa học có lợi cho hệ tiêu hóa, đặc biệt chè xanh chữa đau dạ dày cùng với chứng viêm loét, kiết lỵ, khó tiêu,….

Các bước dùng chè xanh trị đau dạ dày

Theo nhiều sách Đông Y có ghi chép thì có nhiều cách dùng chè xanh chữa dạ dày khác nhau nhưng phổ biến nhất và được nhiều người áp dụng vẫn là 2 cách dưới đây:

Cách 1:

Chuẩn bị 50g lá chè xanh tươi, non. Đem lá chè rửa sạch, hãm với 1 lít nước sôi 70-80 độ thành nước trà, giữ ấm rồi uống 2-3 lần trong ngày.

dau-da-day-uong-tra-xanh-2

Chè xanh trị đau dạ dày

Cách 2:

Chuẩn bị 50g lá chè xanh, ngâm với 1 lít nước sôi 70-80 độ, cho vào 2 muỗng mật ong rồi bảo quản trong bình giữ nhiệt, chia ra uống 2-3 lần trong ngày.

Những điều cần biết khi sử dụng chè xanh chữa đau dạ dày

  • Không uống trà quá đặc

Nước chè xanh dùng để uống quá đặc sẽ đẩy sự hưng phấn lên cao, gây ảnh hưởng đến hô hấp và tim mạch. Người có tiền sử bệnh tim, đái tháo đường, viêm gan, viêm thận, huyết áp cao,… khi uống chè xanh lúc đói sẽ làm bệnh nặng hơn.

  • Không uống chè xanh chung với đường

Làm như vậy sẽ mất đi dinh dưỡng và hương vị của nước chè xanh. Đây là lưu ý khi sử dụng chè xanh chữa đau dạ dày các bạn không được quên. Nếu muốn uống ngọt thì có thể thêm mật ong vào nước chè xanh.

  • Không uống nước chè trước khi đi ngủ

Uống nước chè xanh sẽ kích thích thần kinh, làm tăng sự tỉnh táo. Không nên uống chè xanh trước khi đi ngủ nếu muốn ngủ được ngon giấc.

Phụ nữ trong ngày hành kinh không nên uống nước chè xanh

Phụ nữ đang trong ngày hành kinh mà uống chè xanh sẽ bị ra máu nhiều hơn bình thường. Uống chè xanh còn dễ kích thích làm rong kinh, đau bụng.

  • Không được uống chè xanh khi bụng đói

Nước chè xanh sẽ khiến tỳ vị bị lạnh, tiêu hóa sẽ bị cồn cào, bứt rứt, khó chịu. Uống chè xanh khi đói còn có cảm giác chóng mặt, hoa mắt.

  • Không uống chè xanh ướp lạnh

Chè xanh được ướp lạnh hay bỏ đá vào uống sẽ làm đình trệ khí, sản sinh nhiều đờm tiết.

  • Không uống chè xanh đã để quá lâu

Chè xanh nên được uống hết trong ngày, để lâu bị oxy hóa và nhiễm khuẩn, uống vào dễ lanh bụng, tiêu chảy.

  • Không pha chè xanh nhiều lần

Mỗi lần pha hay hãm chè, nên lọc bỏ bã ra để riêng, hãm lại thêm 1-2 lần nữa là bỏ. Chè xanh hãm nhiều lần mất đi các nguyên tố vi lượng có lợi.

  • Không uống chè xanh trước bữa ăn

Đây cũng là lưu ý khi sử dụng chè xanh chữa đau dạ dày bạn không được quên. Trước bữa ăn mà uống chè xanh sẽ làm loãng dịch vị, ăn mất ngon.

  • Không uống chè xanh ngay sau khi mới ăn xong

Acid tannic sẽ làm cho protein cứng lại, khó tiêu hóa. Chè xanh cũng làm giảm sự hấp thu chất sắt.

Thời điểm tốt nhất để uống chè xanh là sau bữa ăn 30 phút.

  • Không dùng nước chè xanh để uống thuốc

Acid tannic trong chè xanh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Không nên uống thuốc bằng nước chè hay sữa, tốt nhất là uống bằng nước lọc.

  • Không để nước chè qua đêm

Chè xanh nên được uống trong ngày, để quan đêm vitamin bị phân hủy gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đã không mang lại lợi ích mà còn gây hại.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Điều trị và cách phòng ngừa bằng thảo dược

Trong thời gian gần đây, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia …