Rau má lá rau muống là tên gọi của một loại rau má có lá hình dạng giống hệt lá rau muống, đây là một loại cây mọc hoang được xem là một loại thảo dược quý với công dụng chữa bách bệnh.
- Công dụng chữa bệnh của mướp đắng mà không phải ai cũng biết
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Bông ổi
- Những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của lá chanh
Rau má lá rau muống là một loại cây mọc tự nhiên ở các bờ ruộng hàng rào
Thông tin nhận biết về cây Rau má lá rau muống
Các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Rau má lá rau muống là một loại cây thuộc họ Cúc Asteraceae; có tên khoa học là Emilia sonchifolia DC. Rau má lá rau muống là một loại cây nhỏ mọc hàng năm, thẳng đứng, cao 0.2cm-0.4 cm thân nhẵn. Lá phía dưới hình mắt chim hay hình trứng có khi gốc hình tim, mép có răng cưa hay hơi chia thùy nhỏ, cuống dài, những lá sau hình 3 cạnh , chia lông chim, thùy tận cùng hình trứng hơi 3 cạnh, răng cưa to thô, lá ở trên hình 3 cạnh dài, không cuống, có tai và ôm vào thân. Cụm hoa hình đầu, hình trụ, dài 8-9mm, rộng 4 mm, thường tụ 2-4 chiếc, cuống gầy, dài 3cm-6cm, hoa màu hồng hay hơi tím. Quả bế dài 5,5mm, có gợn ngắn.
Theo Đông y, Rau má lá rau muống có vị đắng, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, lương thuyết, giải độc, lợi thủy, thường dùng chữa viêm họng, ho, tiêu chảy, mụn nhọt…
Thành phần hóa học có trong cây Rau má lá rau muống
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong rau má lá rau muống có glucosid, stearin và ít alcaloid (Võ Văn Chi, 1991). Gao. Janjun; Cheng, Dongliang đã tách và xác định được stigmasterol, simiaral, β sitosterol, acid palmitic và acid triacontanoic (CA. 199, 1993, 4960m). Cheng, Dangliang; Roeder Erland lại xác định được các alcaloid nhanapyrolizilin là senkirkin và domorin ở phần trên mặt đất của cây rau má lá rau muống (CA. 106, 1987, 135282 w).
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Rau má lá rau muống
Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Rau má lá rau muống
- Trị chín mé (sưng buốt đầu ngón tay): Hái một nắm rau má lá rau muống tươi, giã nát, đắp lên chỗ sưng đau, băng cố định lại.
- Trị mụn nhọt: Dùng 50g -100 g toàn cây rau má lá rau muống tươi nấu nước rửa hằng ngày. Bên ngoài dùng lá tươi và hoa giã nhỏ đắp vào chỗ bị mụn nhọt.
- Trị viêm họng: Rau má lá rau muống tươi 30 g, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 30g, sắc nước uống trong ngày. Dùng đến khi hết đau họng.
- Trị cảm sốt, viêm đường hô hấp trên, đau họng, lở miệng: Cây rau má, lá rau muống: 30g -50g tươi hoặc 15 – 30g cây rau má lá rau muống khô sắc với 400ml nước còn 100ml, chia 3 lần uống/ngày hoặc ngậm và nuốt từ từ. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
- Trị ho lâu ngày: Cây rau má lá rau muống 30g, mộc hồ điệp 10 g, nga bất thực thảo 20g, sắc với 500ml nước còn 100ml chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục từ 10 – 30 ngày.
- Chữa viêm đường tiết niệu: Rau má lá rau muống 40g, mã đề 30 g, dây bòng bong 30g, cây chó đẻ 20g. Sắc uống 7 – 10 ngày.
- Chữa tiêu chảy: Rau má lá rau muống 12g, lá ổi 12 g, sắc lấy nước uống, chia ra 2 lần uống trong ngày.
- Trị hậu bối, nhọt độc, sưng vú: Hái một nắm rau má lá rau muống tươi, giã nát với chút đường đỏ, đắp lên chỗ sưng đau, dùng băng cố định lại.
- Trị viêm phổi nhẹ: Rau má lá rau muống, sài đất, mỗi thứ 15 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa viêm t3ận cấp: Rau má lá rau muống: 15 g, lá diễn 15 g, xa tiền thảo (mã đề) 12 g, sắc lấy nước chia ra 3 lần uống trong ngày.
- Trị viêm tai giữa: Dùng cây rau má lá rau muống tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, nhỏ vào tai bị viêm (Ngày nhỏ 3 – 4 lần, mỗi lần 2 giọt).
Bên cạnh những bài thuốc chữa bệnh thì các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng lưu ý với các bạn đọc rằng Phụ nữ có thai không nên dùng. Ứng dụng lâm sàng Rau má lá rau muống.