Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Bệnh viện công lên “kế sách” bảo vệ bác sĩ khỏi nạn bạo hành

Bệnh viện công lên “kế sách” bảo vệ bác sĩ khỏi nạn bạo hành

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trước thực trạng hành hung trong ngành y diễn ra ngày càng phổ biến, rất nhiều bệnh viện công đã lập chốt bảo vệ và tăng cường kĩ năng tự vệ cho cán bộ y tế.

hanh-hung-nhan-vien-y-te

Bạo lực ngành y đang là một vấn nạn của xã hội.

Hàng loạt bệnh viện thuê người đến dạy võ

Theo Tin tức Y dược, để đối phó với hàng loạt tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trong phòng bệnh, bệnh viện Hùng Vương (Phú Thọ) đã tổ chức thuê võ sư về dạy cho các y bác sĩ. Trong một lớp học võ có khoảng 60 học viên. Một tuần ba buổi, cán bộ, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên an ninh, tài xế… tham gia câu lạc bộ võ thuật tại viện. Theo lãnh đạo bệnh viện, việc học võ không nhằm mục đích chống trả lại khi bị tấn công mà để tự vệ khi cần thiết cũng như rèn luyện sức khỏe.

Các y bác sĩ tại bệnh viện Hùng Vương biết, nhờ có học võ mà họ đã nhiều lần xử lý tốt những tình huống xô xát trong bệnh viện, tránh xảy ra tình trạng nhân viên y tế bị hành hung. Không chỉ tổ chức dạy võ, nhiều bệnh viện còn kêu gọi hỗ trợ từ phía công an để cắm chốt ngay tại bệnh viện và lập đường dây nóng với lực lượng cơ động 113. Đây được xem là cách nhanh nhất để xử lý nếu có tình huống bạo lực xảy ra.

Tại Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM) hệ thống camera được trang bị khắp nơi. Các vị trí quan trọng như cấp cứu, khoa chấn thương chỉnh hình… có nguy cơ cao xảy ra hành hung nhân viên y tế đều bố trí đội ngũ bảo vệ. Các phòng bệnh triển khai cửa bảo vệ, khi xảy ra sự vụ, nhân viên y tế sẽ đóng chốt cửa bên trong, cách ly đối tượng hành hung bên ngoài. Ngoài ra, bệnh viện liên kết chặt chẽ với công an tại địa phương, nếu có vấn đề xảy ra sẽ kịp thời liên lạc nhờ hỗ trợ.

Bệnh viện Việt Tiệp là nơi rất dễ xảy ra những xung đột trong phòng bệnh. Vì vậy, để bảo đảm an ninh, ngoài chốt công an, lãnh đạo bệnh viện đã củng cố sắp xếp lại các khoa phòng để thuận tiện khám chữa bệnh, đặc biệt những nơi nhạy cảm như khoa cấp cứu. Cán bộ nhân viên được tập luyện các kỹ năng mềm trong giao tiếp với bệnh nhân. Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ đóng vai trò vừa bảo vệ, vừa chủ động hướng dẫn giúp đỡ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

hanh-hung-nhan-vien-y-te-1

Lớp dạy võ tại bệnh viện Hùng Vương.

Thực trạng bạo hành bác sĩ trong ngành y ra sao?

Theo số liệu nghiên cứu, những vụ điển hình về mất an ninh, trật tự tại các cơ sở khám chữa bệnh gần đây, đối tượng bị tấn công chủ yếu là bác sĩ (chiếm 70%) và điều dưỡng (chiếm 15%). Trong số đó, 60% số vụ việc xảy ra tại khuôn viên bệnh viện, khi thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc người bệnh và 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người nhà người bệnh.

Đối tượng gây mất an ninh, bạo hành, chửi bới nhân viên y tế bao gồm: người nhà bệnh nhân, người đi cùng người bệnh bị kích động hoặc bức xúc do không thông cảm, hiểu hết quá trình thăm khám điều trị dẫn đến hành hung nhân viên y tế.

Vụ việc gần đây nhất xảy ra vào khoảng 23h30 đêm 13/4, Khoa Phẫu thuật tạo hình, bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội tiếp nhận một cháu bé khoảng 7 tuổi có vết thương trên trán. Trong khi nam bác sĩ 29 tuổi cùng người nhà bệnh nhân trao đổi về vết thương và hướng xử lý, người đàn ông (bố bệnh nhân) bất ngờ đứng dậy, đấm nhiều lần vào đầu và mặt bác sĩ.

Sự việc trên gây bức xúc trong dư luận về vấn nạn bạo hành nhân viên y tế. Từ đó róng lên hồi chuông cảnh báo sự xuống cấp đạo đức của con người trong xã hội.

Nguồn: Trường Trung cấp Y khoa Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …