Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Cơ thể con người sẽ như thế nào nếu thiếu canxi?

Cơ thể con người sẽ như thế nào nếu thiếu canxi?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Canxi là chất khoáng quan trọng với sự cấu tạo của xương. Tuy nhiên cơ thể con người không tự tổng hợp được canxi mà phải đưa từ bên ngoài vào qua đường ăn uống.

thieu-canxi-co-the-ra-sao

Canxi có vai trò vô cùng quan trọng cho sức khỏe của con người.

Chủ yếu canxi được tạo thành từ chất hữu cơ (chiếm 30% trọng lượng xương khô) và khoáng chất (khoảng 70% trọng lượng xương khô). Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như: xương sụn, thịt nạc, cá mòi, các loại rau xanh đậm… Bổ sung đầy đủ canxi sẽ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe đẹp hoàn hảo.

Trung bình mỗi người cần bao nhiêu canxi?

Theo Tin tức Y Dược, trung bình một người lớn sẽ cần đến từ 800mg đến 1.000mg canxi mỗi ngày, nhu cầu cung cấp canxi sẽ tăng lên 1.200mg ở phụ nữ mang thai và 1.300mg đối với phụ nữ cho con bú.

Bên cạnh các bữa ăn đủ chất và cân đối, chúng ta cũng cần cần bổ sung khoảng 300-400ml sữa tươi mỗi ngày; một đến hai hộp sữa chua; hoặc một ly sữa tươi 200ml kết hợp một hộp sữa chua…

Tuy nhiên sữa tươi lại chứa nhiều chất béo nên nếu không muốn tăng cân mà vẫn đủ canxi, chúng ta nên chọn loại sữa ít đường, ít béo hoặc sữa không đường. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể chọn canxi dạng nano – loại có kích thước siêu nhỏ giúp tăng khả năng hấp thu và giảm lượng cần bổ sung hàng ngày.

Các bác sĩ, thầy thuốc khuyến cáo, trong mỗi bữa ăn hàng ngày: nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai nên dùng trung bình 3-4 đơn vị, với một đơn vị sẽ cung cấp khoảng 100mg canxi. Cụ thể hơn, một đơn vị tương ứng với: 100ml sữa tươi, hoặc 100g sữa chua, 15g phô mai, nhằm góp phần cung cấp thêm cho khẩu phần khoảng 300-400mg canxi.

Ngoài ra, canxi cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, xương sụn, cải xoăn, đậu phụ, ngũ cốc…

Thiếu canxi ở trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng

Việc thiếu canxi gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể hay khóc đêm, khó ngủ, giật mình, dễ cáu gắt, đổ mồ hôi trộm, chậm mọc răng, tóc rụng hình vành khăn… Nếu không điều trị sẽ dẫn đến còi xương, chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (móp đầu, lồng ngực hình ức gà, chân tay cong hình chữ X, chữ O hay làm hẹp khung xương chậu ảnh hưởng việc sinh nở sau này đối với bé gái…). Vì vậy, để đề phòng thiếu canxi sớm, chúng ta cần đầu tư tốt cho xương của trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

thieu-canxi-co-the-ra-sao

Thiếu canxi ở trẻ em gây hậu quả nghiêm trọng.

Ở lứa tuổi lớn hơn, thiếu canxi gây mất ngủ, tê tay chân, dễ bị kích thích, chuột rút, hay quên, chậm tăng trưởng, đau lưng, khối xương giảm… Nếu thiếu canxi kéo dài sẽ gây loãng xương, gãy xương, làm phát sinh bệnh cao huyết áp và ung thư ruột.

Sau 25-30 tuổi, quá trình hủy xương trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh hơn quá trình tạo xương. Do đó, thiếu canxi trong giai đoạn này, cơ thể sẽ mất dần cấu trúc xương, gây loãng xương sớm và mắc các bệnh về xương khớp.

Trên thực tế, mức canxi trong khẩu phần của người Việt trưởng thành chỉ mới đạt khoảng 50% nhu cầu canxi của cơ thể. Điều này dẫn đến tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh khoảng 1/4 và tỷ lệ giảm mật độ xương là khoảng 1/2, nguy cơ loãng xương xuất hiện sớm từ tuổi 35-40 và tăng dần theo tuổi.

Chính vì vậy, chúng ta nên thường xuyên vận động ngoài trời để giúp hấp thu canxi hiệu quả. Bên cạnh đó, hạn chế dùng nhiều chất kích thích như cà phê, trà đặc… hoặc các loại nước ngọt có gas. Khi phát hiện cơ thể mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng hay viêm ruột mãn tính… cần điều trị kịp thời để tránh tình trạng kém hấp thu dưỡng chất.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …