Danh mục
Trang chủ >> Khỏe Đẹp >> Lợi cấp bất cập hại khi dùng rau ngải cứu sai cách

Lợi cấp bất cập hại khi dùng rau ngải cứu sai cách

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ngải cứu không chỉ để ăn mà còn được biết đến với công dụng chữa bệnh rất tốt. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách cũng sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc chết người.

Không nên dùng rau ngải cứu quá nhiều

Không nên dùng rau ngải cứu quá nhiều

Những điều cần biết về rau ngải cứu

Theo sách Y học cổ truyền có ghi chép lại thì rau ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bồi bổ và duy trì sự khỏe đẹp, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm cơn đau quanh vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.

Tuy nhiên, vì có dược tính quá cao cho nên ẩn chưa bên trong rau ngải cứu là rất nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau một vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn hại ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Cách dùng rau ngải cứu tránh phát sinh những tác dụng phụ về sau

Để phát huy hết công dụng và tránh tác dụng phụ không đáng có của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người chưa mắc bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thông thường giống như nước trà.

Tránh phát sinh những tác dụng phụ khi dùng rau ngải cứu

Tránh phát sinh những tác dụng phụ khi dùng rau ngải cứu

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Một số đối tượng không nên dùng rau ngải cứu

Tinh dầu trong rau ngải cứu là thành phần có tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng là một thành phần có độc tính cao. Nếu dùng liên tục sẽ tích tụ một lượng độc tố lớn trong cơ thể và có thể phát ra bất cứ lúc nào đặc biệt có những bệnh này thi tuyệt đối không nên dùng vì nó có thể khiến bệnh nặng thêm.

Những người bị viêm gan không nên dùng ngải cứu

Khi bị viêm gan mà vẫn ăn ăn ngải cứu, lúc này dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn đến viêm gan cấp tính do nhiễm độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria). Do đó người bị viêm gan nên tránh xa món này.

Không ăn rau ngải cứu trong 3 tháng đầu mang thai

Theo các chuyên gia đã nghiên cứ, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là rau ngải cứu với bà bầu. Tuy nhiên với một số ca bị động thai có biểu hiện chảy máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một ít nước vào cho tiêu tan hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần rất cẩn trọng khi đem uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.

Những người bị viêm gan không nên dùng ngải cứu

Những người bị viêm gan không nên dùng ngải cứu

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu đó là giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thể nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Thế nhưng, do tác dụng này mà những người bị hỗn loạn đường ruột cấp tính cần phải hạn chế dùng ngải cứu, nếu không bệnh tình sẽ khó kiểm soát và ngày một trầm trọng hơn.

Rau ngải cứu có nhiều công dụng tốt vừa có thể ăn mà lại có thể chữa bệnh hiệu quả nhưng mọi người cần chú ý dùng thế nào cho hợp lý không được dùng quá nhiều sẽ gây ra những tác dụng phụ không đáng có về lâu về dài. Ngoài ra bạn có thể vào chuyên mục Tin Tức Y Dược để có thêm thông tin bổ ích khác.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Kẽm là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, hỗ trợ tổng …