Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Bệnh nhân bị gout có ăn được thịt bò hay không?

Bệnh nhân bị gout có ăn được thịt bò hay không?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh nhân bị gout thì cần được giảm lượng Axit uric và tăng cường đào thải lượng Axit uric qua thận. Và chế độ ăn uống cũng cần lưu ý, vậy bệnh nhân có ăn được thịt bò không?

Bệnh nhân bị gout có ăn được thịt bò hay không?

Bệnh nhân bị gout có ăn được thịt bò hay không?

Người bị bệnh gout có nên ăn thịt bò không?

Theo các chuyên gia sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Các loại thịt đỏ như thịt bò hay thịt heo mặc dù chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết nhưng đối với người mắc bệnh gout thì không nên tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này. Nguyên nhân là do trong thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm (Protein) khá cao. Điều này sẽ làm tăng nồng độ Axit Uric trong máu – là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout.

Mặc dù thịt đỏ là tác nhân gây ra bệnh gout nhưng không phải vì thế mà người bệnh phải kiêng tuyệt đối. Để đảm bảo nhu cầu về năng lượng và sức khỏe, thì người bệnh vẫn có thể ăn thịt bò, thịt lợn nhưng duy trì ở số lượng vừa phải. Hoặc chế độ ăn có thể thay thịt đỏ bằng thịt trắng để ngừa bệnh phát triển nặng thêm.

Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng trong 1,5 năm

Liên thông Cao đẳng Vật lý trị liệu Phục hồi chức năng trong 1,5 năm

Người bị bệnh gout cần có chế độ ăn uống khoa học

Người bị bệnh gout cần hạn chế đồ ăn chứa purin

Đối với người bệnh nên sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin (0-5 mg/100gam) như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.

Chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần đối với các loại thức ăn chứa nhiều acid uric (50-150 mg/100g) như: thịt, cá, hải sản, thịt gia cầm, đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ.. Ngoài ra, không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều purin (trên 150 mg/100g) như: Óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, măng tây, xà lách, sò. Đặc biệt tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm axit uric trong máu tăng cao.

Người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

Nếu người bệnh bị béo phì thì nên giảm cân từ từ

Trong thực đơn cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả không chua vì nó không làm tăng axit uric máu, uống đủ nước hàng ngày từ 2 – 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

Người bệnh cần giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá,… và nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Một số thực phẩm có lượng đạm tương như:

100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc = 100g cá = 100g tôm. Nhu cầu về protein của người bệnh không quá 1g/kg/ngày, đạm động vật và đậu đỗ ăn không quá 100g/ngày.

Trong chế độ ăn của người mắc bệnh gout không hẳn phải kiêng thịt bò hay thịt heo tuyệt đối mà quan trọng là duy trì cân nặng và đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

Nguồn: Bệnh chuyên khoa

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông y chia sẻ bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến từ trước đến nay. Việc điều trị …