Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Đối với những bệnh nhân bị loét ép thường có những dấu hiệu nào?

Đối với những bệnh nhân bị loét ép thường có những dấu hiệu nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Do các chứng bệnh như tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não,… khiến nhiều người do phải nằm liệt giường gây nên tình trạng loét ép. Vậy loét ép là gì và biểu hiện như thế nào?

Đối với những bệnh nhân bị loét ép thường có những dấu hiệu nào?

Đối với những bệnh nhân bị loét ép thường có những dấu hiệu nào?

Loét ép là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe tại Cao đẳng Y Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Loét ép là một loại loét có tính chất hoại tử do một vùng cơ thể kém dinh dưỡng mà nguyên nhân là bị tì đè kéo dài.
Khi một vùng da cơ nào đó của cơ thể bị tì đè vào vật cứng kéo dài thì sự tuần hoàn tại chỗ bị cản trở, máu động mạch không đến được gây thiếu máu nuôi dưỡng, máu tĩnh mạch ứ lại gây xung huyết, phù nề. Da tại chỗ dần dần bầm tím và sau cùng gây nên hoại tử.

Ngoài ra, ở những bệnh nhân mồ hôi ra nhiều, đại tiện không tự chủ, nôn mửa, vải trải giường không phẳng… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây loét ép.

Các nguyên nhân gây loét ép là gì?

Bệnh nhân bị các bệnh lý sau đây dễ bị loét ép do bị tì đè kéo dài ở một tư thế:

  • Liệt hai chi dưới do tổn thương tủy sống (viêm tủy, chấn thương cột sống có liệt tuỷ…).
  • Hôn mê do tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u não, viêm não, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc, hạ đường huyết, urê máu cao…
  • Sau phẫu thuật thần kinh, sau bó bột chậu lưng chân…
  • Những người già thiếu dinh dưỡng nằm lâu ngày, vận động kém.

Loét ép có bao gồm mấy giai đoạn?
Có 4 giai đoạn loét:

  • Giai đoạn 1: xuất hiện vùng da bị ban đỏ( khó nhận biết ở người bệnh da sẫm màu)
  • Giai đoạn 2: Vết loét bề mặt như một vết trầy hay phồng giộp.
  • Giai đoạn 3: Vết loét ăn sâu xuống toàn bộ bề dày của da
  • Giai đoạn 4: Vết loét làm mất toàn bộ bề dày của da, lan rộng, hoại tử mô,…

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

Nhà trường tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

Dấu hiệu của loét ép và ai có thể bị loét ép?

Những dấu hiệu biểu hiện loét ép:

  • Lúc đầu bệnh nhân có thể đau hoặc không đau ở vị trí tì đè…
  • Da vùng bị tì đè đỏ lên do sung huyết, sau đó có nốt phỏng.
  • Nốt phỏng vỡ thành vết trợt biểu bì, dưới vết trợt có màu đỏ hoặc xanh rồi đen lại.
  • Cảm giác và nhiệt độ tại chỗ giảm.
  • Vết loét tăng nhanh gây hoại tử, khó điều trị do có thể bị bội nhiễm.

Với những bệnh như sau sẽ bị loét ép:

  • Với người bệnh nằm ngửa: Vùng xương cụt dễ bị loét nhất, bả vai, khuỷu tay, mông, gót chân
  • Với người bệnh nằm nghiêng: mắt cá chân ngoài, vai, một bên ngoài lồng ngực. Phía ngoài đầu gối chân bên dưới và phía trong đầu gối chân bên trên
  • Với người bệnh nằm sấp: vùng xương ức, xương sườn, đầu gối, mu bàn chân
  • Với bệnh nhân ngồi: ụ ngồi của xương chậu là hay gặp nhất. Vai, xương cụt và gót chân

 Những điểm cần lưu ý đối với những bệnh nhân bị loét ép

  • Nên phòng loét hơn là điều trị loét.
  • ​Những bệnh nhân dễ bị loét ép nên cho nằm trên đệm nước, thay đổi tư thế, xoa bóp thường xuyên…
  • Theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu khởi đầu của loét ép.
  • Giữ cho da bệnh nhân sạch sẽ và khô ráo ngay mỗi khi bẩn, ẩm ướt.
  • Chế độ ăn cần nhiều chất đạm và vitamin..

Nguồn: Thầy thuốc

Có thể bạn quan tâm

Bạn hiểu gì về bệnh bạch tạng?

Bạch tạng (albinism) là một tình trạng di truyền khiến cơ thể không sản xuất …