Thoát vị đĩa đệm xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, nếu không chữa trị kịp thời có thể liệt toàn thân.
- Công hiệu lạ kỳ của thuốc Tây Y trong việc điều trị huyết áp thấp
- Lạm dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng có nguy hiểm?
- Giải pháp tây y công phá bệnh sỏi thận hữu hiệu
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống, nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trong trường hợp này sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm đè ép vào rễ dây thần kinh tọa sẽ gây chứng đau thắt lưng và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Thoát vị ở vị trí cổ, sẽ gây đau cổ và gáy. Nếu kết hợp ép rễ thần kinh cánh tay sẽ gây đau cổ, vai và tay cùng bên bị chèn ép.
Thế nào là thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống, thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.
Những dấu hiệu và triệu chứng của thoát vị đĩa đệm?
Hầu hết thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Các triệu chứng phụ thuộc vào nơi bị đĩa đệm bị trật trên xương sống. Các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng, thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.
Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm là gì?
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa. Khi bạn già đi, nhân đĩa đệm sẽ mất dần nước. Điều này khiến chúng trở nên cứng, dễ gãy, rạn, trượt, thậm chí chỉ với một cú xoay hoặc vươn người.
Nâng vật nặng bằng lưng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Bạn nên sử dụng kết hợp cơ lưng và cơ chân và đùi để nâng vật nặng, nếu đứng thẳng cúi người, chỉ dùng cơ lưng nâng vật nặng cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Trong một vài trường hợp hiếm, bạn cũng có bị thoát vị đĩa đệm nếu bạn bị ngã hoặc bị cú va chạm mạnh vào lưng.
Những ai thường mắc phải thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm tác động đến cả nam và nữ, phổ biến nhất là từ 30-50 tuổi. Hầu hết bệnh nhân đều cải thiện bệnh hơn sau khi được điều trị. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm?
Các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm:
Làm một số hoạt động lặp đi lặp lại liên quan đến việc cúi gập người hoặc vặn xoay người quá mức;
Chơi các môn thể thao tác động mạnh;
Hút thuốc;
Bị bệnh béo phì: cân nặng sẽ gây áp lực lên phần đĩa đệm ở lưng dưới của bạn;
Di truyền: bạn có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm nếu gia đình bạn có người mắc bệnh này.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của thoát vị đĩa đệm?
Theo chuyên trang Tin tức Y Dược, có thể hạn chế những diễn tiến của bệnh bằng cách thực hiện những thói quen và chế độ sinh hoạt sau đây:
Chú ý lời khuyên bác sĩ về thời điểm bạn có thể làm việc và hoạt động bình thường trở lại;
Hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi, tập thể dục nhẹ nhàng theo hưỡng dẫn của bác sĩ;
Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng nặng hơn;
Gọi bác sĩ nếu bạn tê liệt ở chân, đau tê vùng bàn tọa, khó tiểu hoặc khó đại tiện và bị yếu đột ngột ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là chân.
Thể thao là biện pháp tốt nhất dẩy lùi thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nhiều mức độ, từ nhẹ chỉ gây đau mỏi lưng đến nặng hơn gây yếu liệt hoặc rối loạn cảm giác vùng chi phối thần kinh bên dưới. Việc chỉ định điều trị bảo tồn nội khoa hay phẫu thuật lấy nhân đệm tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và triệu chứng của bệnh nhân. Bạn có thể phòng tránh thoát vị đĩa đệm từ khi còn trẻ bằng cách hạn chế khuân vác nhiều đồ nặng, mang vật nặng đúng tư thế, tập thể dục để tăng cường sức mạnh của cơ và giảm cân để giảm tải trọng lên cột sống.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn