Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng khó để chữa dứt điểm. Có nhiều người điều trị bằng Đông Y không khỏi đã chuyển hẳn sang Tây Y. Nhưng liệu đó có phải quyết định đúng?
- Lạm dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng có nguy hiểm?
- Giải pháp tây y công phá bệnh sỏi thận hữu hiệu
- Các loại thuốc tây y chữa bệnh đau đầu hiệu quả
Điều trị bệnh trĩ bằng Tây Y
Tìm hiểu về bệnh trĩ để có cách điều trị hiệu quả
Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển mật độ làm việc của con người ngày càng dày, không có thời gian vận động thì bệnh trĩ đang dần trở lên phổ biến, chiếm tỉ lệ cao nhất về bệnh hậu môn – trực tràng và đang có dấu hiệu gia tăng.
Bệnh trĩ gồm có 2 phân độ:
- Trĩ nội:là những búi trĩ phát ra từ những búi tĩnh mạch trĩ trên nằm trong lòng hậu môn, phía trên đường lược, khi phồng to quá mức thì sẽ sa ra ngoài
- Trĩ ngoại:xuất phát từ những đám rối tĩnh mạch nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn.
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà điều trị cho hợp lý. Theo Tin Tức Y Dược hiện nay có 3 cách điều trị đó là: điều trị bằng nội khoa, điều trị bằng thủ thuật cuối cùng mới đến điều trị bằng phẫu thuật. Cách này cho hiệu quả ngay lập tức, loại bỏ hoàn toàn được búi trĩ. Khi phẫu thuật xong, bệnh nhân cần điều trị thêm chống viêm nhiễm và lưu ý theo dõi thường xuyên vết phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật cắt bỏ này nên dùng khi khẩn cấp còn nếu vẫn có thể điều trị được thì tốt nhất không nên áp dụng phương pháp này.
Dùng thuốc Tây Y để điều trị bệnh trĩ có hiệu quả?
Trong Tây Y, phương pháp sử dụng thuốc được áp dụng trong các trường hợp mới điều trị lần đầu và bệnh ở mức nhẹ, độ 1,2 hoặc 3. Tuy nhiên nếu bệnh ở mức độ 3 hay xấp xỉ mức độ 4 hoặc độ 4, lời khuyên lúc này của các bác sĩ sẽ là cắt bỏ.
Thuốc Tây Y điều trị bệnh trĩ có hiệu quả?
Hiện nay những loại thuốc tây được sử dụng trong quá trình điều trị thường dưới dạng kem, gel, bọt, đạn được đặt vào trong và miếng dán. Những loại thuốc này có chứa thành phần chất có công dụng bảo vệ thành mạch trĩ, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau… để giảm và hạn chế các triệu chứng bệnh trĩ mang lại công hiệu nhanh. Các loại thuốc được sử dụng thường là dược chất bảo vệ, thuốc thắt, hydrocortisone, thuốc gây tê, và các sản phẩm kết hợp khác như:
Dược chất bảo vệ
Những hoạt chất như oxit kẽm (Desitin), Lanolin, Glycerlin, dầu khoáng hoặc tinh bột. Những loại thuốc trên có công dụng bảo vệ thành mạch hậu môn, chữa lành vùng da xung quanh hậu môn và chống lại tình trạng lở loét, bị viêm nhiễm.
Thuốc thắt hay còn gọi là co mạch
Đối với loại này thì phổ thông nhất vẫn là Phenylephrine có công dụng thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô mạch, từ đó làm giảm thiểu tình trạng bệnh phát triển gây ra các hiện tượng chảy máu và sa búi trĩ.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào hiệu quả?
Ngoài ra một số loại thuốc như thuốc đạn Medicone, thuốc mỡ bôi ngoài, trĩ đạn gây mê Tronolane…
Thuốc gây tê cũng là cách điều trị thích hợp
Thuốc có liên quan đến điều trị trĩ như gây tê cục bộ làm tê liệt các dây thần kinh đau, có khả năng bổ sung và trị tạm thời những cơn đau đớn và bứt rứt khác của bệnh trĩ. Những loại thuốc này gồm có thuốc trĩ mỡ Americane, Lanacane, Medicone, Nupercainal, kemtrĩ gây mê Tronolane thuốc trĩ nhét vào hậu môn (Pramoxin)…
Dùng thuốc giảm đau hay viêm sưng
Những loại thuốc này thường là thuốc kháng sinh, kháng viêm như Acetaminophen, Aspirin (Asreiptin, Bayer), Ibuprofen ( Advil, Motrin),…. Các loại thuốc này hỗ trợ làm sạch vùng quanh hậu môn, kháng lại các nguyên nhân bệnh trĩ nhằm tránh gây lên hiện tượng bị lở loét, viêm nhiễm, giảm đau hậu môn và búi trĩ.
Một số lời khuyên khi dùng Tây Y điều trị bệnh trĩ
Điều trị bệnh trĩ lên điểu trị theo cách bảo tồn lâu dài chỉ dùng đến phẫu thuật khi không thể dùng thuốc hoặc bệnh đã quá nặng. Đầu tiên bệnh nhân vẫn nên lựa chọn điều trị nội khoa và đồng thời phải tuyệt đối hạn chế ăn uống các đồ ăn như bia rượu, thức ăn nóng, lối sinh hoạt sai lầm thì bệnh mới có thể nhanh khỏi được.
Việc nhịn đại tiện dần trở thành thói quen không hề tốt điều đó sẽ làm người bệnh lãng quên cảm giác mót tự nhiên. Để dài ngày không đi đại tiện sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Hoặc đến lúc cần phải đi đại tiện, dặn nhiều sẽ gây ra vỡ mạch, hay còn gọi là “trĩ thuyên tắc”. Tốt nhất đối với bệnh này lên đi khám và nghe lời khuyên từ bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp
Nguồn: thaythuoc.edu.vn