Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây La rừng

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây La rừng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

La rừng là một loại cây thuốc đặc biệt với nhiều lợi ích mang lại cho sức khỏe con người. Để hiểu hơn về loại thảo dược này các bạn đọc hãy cùng với các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược hơn nhé!

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây La rừng

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây La rừng

Thông tin cần biết về cây La rừng

La rừng hay còn được gọi với tên khác là cà hôi hay ngoi…Đây là một loại cây thuộc họ Cà Solanace ae, có tên khoa học là Solanum verbascifolium L. La rừng thuộc dạng cây nhỏ hoặc nhỡ cao 2.5-5 m. La rừng chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh khu vực miền bắc ở nước ta Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám. Lá la rừng mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông min, dày hơn mặt dưới, cuống ls dài 2-4 cm. Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3 cm, với 6 hình cầu, đường kính 6mm, hạt rất nhiều có vân mạng đường kính 2mm. Lá cây la rừng có khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.

Theo các bác sĩ Đông y cho biết, Trong nhân dân, lá la rừng tươi dùng chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò. Tại các nước khác lá la được dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư.

Thành phần hóa học có trong cây La rừng

Theo chia sẻ của dược sĩ Trương Thị Thanh Nga hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây la rừng có solianin, saponozit, một ít tinh dầu. Vỏ rễ có 0.3 % solasodin.

Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với La rừng

La rừng thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc nước ta

La rừng thường mọc hoang ở các tỉnh miền Bắc nước ta

  • Đắp lòi dom: Lá la rừng tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.
  • Trị đau đầu thay đổi thời tiết: Lấy lá la rừng 1 nắm giã nát rồi đắp vào 2 bên thái dương, băng giữ để không bị rơi. Nằm nghỉ ngơi, đắp thuốc khoảng 2 tiếng. Dùng liền 5 ngày.
  • Chữa hắc lào: Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào.
  • Trị ghẻ lở: Dùng cành lá, nấu nước ngâm chân rửa nơi vùng da bị tổn thương.
  • Chữa trĩ ngoại (mới mắc): Dùng lá la rừng tươi, ngắt bỏ cuống và gân, giã nát, sao nóng (chú ý tránh bị bỏng) đắp vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Cũng có thể để nguyên lá, úp vào dom hay nướng cháy lá, vo lại cho vào hậu môn. Đắp thuốc trong 2 tiếng, làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh vận động.

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …