Trong dân gian từ lâu đã có câu: Cây lược vàng quý hơn vàng, bài thuốc về cây lược vàng chữa bệnh là một trong những bí quyết mà dân gian đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân mắc nhiều bệnh nguy hiểm tưởng chừng khó vượt qua được.
- Công dụng tuyệt vời của nha đam và những điều cần lưu ý
- Dị ứng thuốc ở trẻ rất nguy hiểm, cha mẹ đừng bỏ qua!
- Chuyên gia Thầy thuốc tư vấn cách sử dụng rau cải cúc chữa bệnh hiệu quả
Công dụng chữa bệnh của cây lược vàng
Cây lược vàng là một loại cây thảo sống lâu năm, được biết cây dùng làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa trị bệnh.Trong dân gian, cây lược vàng có nhiều công dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh cho con người, bài viết sau đây xin chia sẻ đến bạn đọc tác dụng của cây lược vàng trong chữa bệnh.
Tìm hiểu sơ lược về cây lược vàng
Theo Tin tức Y Dược, cây lược vàng còn có tên gọi khác là cây lan vòi hay địa lan vòi, hoặc lan rủ. Lược vàng là 1 loại cây thảo sống lâu năm, thân đứng cao từ 15-45 cm có thân bò ngang trên mặt đất, thân lược vàng chia làm nhiều đốt và có nhánh, lá đơn mọc so le, các phiến lá thuôn hình ngọn giáo có bề mặt nhẵn bóng, mặt trên có màu xanh đậm hơn mặt dưới, bẹ lá ôm kích lấy thân. Trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và 1 số sắc tố karoten, flavonoid và steroid.
Cây lược vàng thường được trồng làm cây cảnh ở khá nhiều gia đình Việt Nam và một số nước trên thế giới. Cây có nguồn gốc từ Mexico được di thực sang nước Nga rồi đến Việt Nam. Thời gian đầu Lược vàng được sử dụng làm cây cảnh sau đó bắt đầu được sử dụng làm thuốc ở tỉnh Thanh Hóa cách đây hơn 10 năm dựa trên những tài liệu cổ xuất xứ từ nước Nga. Tuy nhiên đến năm 2007, cơn sốt lược vàng bắt đầu bùng phát tại tỉnh này sau đó lan rộng ra các tỉnh, thành phố khác của cả nước.
Những tác dụng chữa bệnh của cây lược vàng mà bạn nên biết
Theo ý kiến của các chuyên gia giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, cây lược vàng có những tác dụng sau:
- Dùng chữa đau dạ dày: Dùng cây lược vàng kết hợp với mật gấu, sẽ giúp việc điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 50gr lá cây lược vàng tươi đem đi giã nát chắt lấy nước cốt sau đó cho một ít mật gấu vào. Dùng để uống thường xuyên sẽ giúp vết thương ở dạ dày được lành lặn và giảm hẳn các triệu chứng gây bệnh.
- Dùng chữa đau lưng: Đau lưng là một trong những bệnh thuộc phạm vi chữa trị của cây lược vàng. Nếu bạn đang bị đau lưng thì có thể dùng cây này để chữa trị bằng cách lấy lá ngâm rượu dùng để xoa bóp nơi bị đau. Hoặc cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con), ngày dùng 3 lần.
- Chữa bệnh gan: tác dụng chữa bệnh của lá lược vàng Để chữa bệnh gan bằng cây lược vàng, bạn chỉ cần dùng 50gr lá lược vàng tươi giã nát chắt lấy nước cốt ( hoặc ăn cả bã cũng rất tốt) với 5 giọt dấm ăn làm từ chuối ăn sống có thể trị đầy hơi không tiêu, xơ gan cổ trướng, u gan lành tính,viêm ống dẫn mật, sỏi mật. Dùng liên tục 5 ngày nghỉ 5 ngày sau đó uống tiếp. Có thể uống trong vòng 1 tháng bệnh sẽ có chiều hướng thuyên giảm.
- Chữa bệnh ho khan kéo dài: Mùa đông, các cháu nhỏ hay chạy nhảy lung tung, không giữ ấm cổ nên hay bị ho. Dùng lá lược vàng bắt các cháu nhai kĩ nuốt cả nước lẫn bã cũng 3, 4 lần là khỏi hẳn.
- Dùng chữa sưng chân răng và nhức răng: Bị sưng mộng răng, nhức nhối, má xưng như lên quai bị… Dùng 3 lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã đẩy nhẹ vào chỗ chân răng đau ngậm. Một ngày làm 3 lần như vậy (sáng, trưa, tối) trước lúc ăn cơm. Trước khi nhai xúc miệng nước muối pha loãng. Làm như vậy 3 ngày liền, má hết xưng, chân răng không đau nhức nữa!
- Bị giời leo: giời leo là bệnh ngứa da thường gặp, bệnh làm da nổi phồng rộp gây ngứa, rát rất khó chịu. Dùng lá lược vàng nhai kĩ nuốt nước, còn bã chà xát lên chỗ nổi phồng rộp thấy khỏi ngứa ngay tức khắc, da khô thành vẩy rồi tự bong…
- Chữa côn trùng cắn: Bị côn trùng cắn: Bị côn trùng đốt bị ngứa và có hiện tượng xưng tấy. Hái lá lược vàng nhai nuốt nước, lấy bã chà sát vào chỗ xưng tấy nhiều lần. Sẽ không đau nhức nữa, vầng đỏ cũng không còn…
Cách sử dụng cây lược vàng hiệu quả nhất
Cách sử dụng cây lược vàng như thế nào?
Rất nhiều người biết về tác dụng của cây lược vàng nhưng lại không biết cách sử dụng như thế nào để có hiệu quả tốt nhất, Chuyên gia tư vấn sức khỏe Hoàng Thu Dung – Giảng viên tại Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cách sử dụng cây lược vàng như sau:
Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.
Chế biến thành dạng thuốc mỡ để sử dụng: Cắt nhỏ toàn cây và nghiền nát trong cối. Sau đó trộn với vaselin hoặc bột kem nhão để tạo thành một hỗn hợp theo tỷ lệ 2 : 3. Cho khối thuốc mỡ vào lọ thuỷ tinh màu, để nơi tránh ánh sáng. Cách bào chế khác là ép lấy dịch chiết của cây và trộn với vaselin hoặc kem theo tỷ lệ 1 : 3, sau đó cũng cho vào lọ đậy kín, bảo quản nơi mát. Thuốc mỡ này được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.
Cây lược vàng rất tốt trong chữa bệnh không phải ai cũng biết
Chế biến thành dạng dầu để sử dụng
- Cách 1: lấy toàn cây lược vàng đem ép lấy dịch, bã còn lại đem phơi khô. Khi đã khô thì bẻ vụn ra ngâm trong dầu ô liu, đậy kín trong khoảng ba tuần. Sau đó trộn chung và lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất nơi mát.
- Cách 2: cắt cây lược vàng thành những mảnh nhỏ rồi cho hết vào một nồi chịu nhiệt, rót dầu thực vật vào nồi rồi đem bỏ vào lò hầm ở 40oC trong tám giờ. Sau đó lọc qua gạc mỏng, cho hỗn hợp dầu vào trong lọ thuỷ tinh màu, cất ở nơi mát. Loại dầu này được dùng trị bệnh ngoài da hoặc để xoa chữa các chứng viêm khớp, cứng khớp hoặc bôi để xoa bóp giảm đau toàn thân.
Trước khi sử dụng cây lược vàng để chữa trị bệnh, bạn cần phải nghiên cứu thật kĩ hoặc hỏi ý kiến từ các thầy thuốc đông y để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả của cây. Với những tác dụng của cây lược vàng chữa bệnh trên hi vọng mang lại những kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn