Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Bác sĩ hay mắc bệnh gì nhất?

Bác sĩ hay mắc bệnh gì nhất?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (5 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bác sĩ là một trong những người có chuyên môn về Y học, chuyên khám, chữa bệnh cho người khác nhưng bản thân người bác sĩ lại khó có thể tránh được 3 căn bệnh do nghề Y mang lại.

Bác sĩ hay mắc bệnh gì nhất?

Bác sĩ hay mắc bệnh gì nhất?

Do tính chất công việc của các cán bộ nhân viên y tế thường xuyên ăn uống, sinh hoạt không đũng bữa và áp lực trong công việc,…dẫn đến mặc một loạt các căn bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả làm việc.

Bệnh viêm dạ dày cấp

Chủ tịch HĐQT Bệnh viện YHCT Trường Giang – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết viêm dạ dày cấp là một trong các bệnh thường gặp trong giới nhân viên y tế. Sở dĩ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tính chất công việc của các y bác sĩ thường xuyên ăn uống không đúng giờ, ăn chiều thay bữa trưa, ăn khuya thay bữa tối, thậm chí còn nhịn đói suốt ca trực. Đặc biệt những y bác sĩ cấp cứu có nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày cấp cao nhất. Mặt khác, các bác sĩ thường xuyên thức khuya và căng thẳng dễ dẫn đến stress là một trong những yếu tố khiến bệnh dạ dày thường xuyên tái phát và trở nên trầm trọng hơn. Theo các thầy thuốc, để hạn chế phòng ngừa bệnh việm dạ dày, mọi người nên ngủ sớm, giảm căng thẳng, ăn uống đúng giờ và hạn chế dùng các chất kích thích như café, trà,….

Bệnh viêm mũi xoang

Ngoài bệnh viêm dạ dày cấp, viêm mũi xoang là một trong những bệnh phổ biến đối với các nhân viên y tế. Trên các trang Tin tức Y Dược, nhiều bác sĩ đã khuyến cáo nếu không kịp điều trị hoặc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố bất lợi, lặp đi lặp lại, bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn. Trong khi đó, các y bác sĩ là những người thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh là một trong những lí do bệnh viêm xoang phát triển. Tại các bệnh viện, phòng khám không kể Đông Y hay Tây Y đều đề nghị những nhân viên y tế của mình cần giữ môi trường sống sạch sẽ, mang khẩu trang và rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Đồng thời cung cấp hệ miễn dịch bằng việc ăn rau quả, trái cây, chích ngừa đầy đủ, tập thể dục đều đặn, tránh stress.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Theo Tin tức Y Dược, tại các bệnh viện lớn, các nhân viên không có nhiều thời gian để ăn uống  mà chỉ ăn tạm ăn vội nên nhai không kỹ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, lâu dần dễ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, thời gian làm việc kể kể thời gian (đặc biệt là bác sĩ, điều dưỡng), nhịp sống không phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, cộng với căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Tránh tình trạng uống nhiều thuốc Tây Y làm tình trạng bệnh thêm nặng, bạn nên phòng tránh chúng bằng cách tập thói quen ăn sáng đầy đủ, tránh bỏ bữa, trong trường hợp không kịp ăn bạn có thể ăn những thực phẩm dễ tiêu và không quên dành cho mình thời gian nghỉ ngơi. Theo các thầy thuốc, không nên làm việc ngay sau khi ăn sẽ rất hại dạ dày, bạn nên dành khoảng 20 đến 30 phút nghỉ ngơi rồi mới làm việc tiếp.

Ngoài ra, các y bác sĩ còn mắc một số bệnh khác như giãn tĩnh mạch do thường xuyên đứng quá lâu, đặc biệt các bác sĩ ngoại khoa và điều dưỡng là những nhóm có nguy cơ cao bị giãn tĩnh mạch cao nhất. Bệnh lao phổi cũng là một trong những căn bệnh lây nhiễm nhân viên y tế dễ mắc. Do họ phải thường xuyên tiếp xúc với máu, dịch cơ thể của người bệnh trong quá trình phẫu thuật, lấy máu xét nghiệm, chăm sóc, làm thủ thuật… nên dễ nhiễm vi khuẩn từ bệnh nhân lao. Vì vậy, ngoài việc chuyên nghiệp trong nghề, các bác sĩ nên có chế độ ăn uống nhiều điều độ, tránh mang giày cao gót, trong trường hợp đứng quá lâu hoặc liên tục bạn nên thay đổi tư thế  để giúp giảm tải lên hệ thống tĩnh mạch.

Nguồn: Thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng của nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu, hay còn gọi là nấm tóc, là một loại nhiễm trùng do …