Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Thầy thuốc tư vấn: Uống thuốc như thế nào là đúng cách?

Thầy thuốc tư vấn: Uống thuốc như thế nào là đúng cách?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Uống thuốc không đúng cách có thể làm mất tác dụng của thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Vậy uống như thế nào mới là đúng cách?

Thầy thuốc tư vấn: Uống thuốc như thế nào là đúng cách?

Thầy thuốc tư vấn: Uống thuốc như thế nào là đúng cách? 

Khi uống thuốc hầu như nhiều người không chú ý dẫn đến việc có người uống thuốc với sữa, uống thuốc với nước trà hoặc uống trong khi uống rượu… Điều này có thể gây nên tình trạng tương tác thuốc với các loại đồ uống trên, có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nước để uống thuốc như thế nào?

Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết, nước (ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết) là đồ uống (dung môi) thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc (dạng viên) vào dạ dày – ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng.

Khi uống thuốc cần uống đủ nước (ít nhất từ 100 – 200ml cho mỗi lần uống thuốc) và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Bác sĩ Minh Huệ cũng lưu ý người bệnh trong quá trình dùng thuốc Tây Y điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc (đối với các loại thuốc tẩy), tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.

Những loại nước không được dùng để uống thuốc.

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược hệ chính quy Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý người bệnh không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…

Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu (ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe…), do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.

Bên cạnh đó, thầy thuốc cũng lưu ý người bệnh không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.

Không được dùng cà phê để uống thuốc

Không được dùng cà phê để uống thuốc

Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.

Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần… để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.

Nguồn: Thaythuoc.edu.vn tổng hợp.

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược.

Có thể bạn quan tâm

Công dụng điều trị bệnh của thuốc Tisore

Đau mỏi xương khớp là một vấn đề khá phổ biến trong cuộc sống hiện …