Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Thầy thuốc lưu ý những điều cần biết khi tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ

Thầy thuốc lưu ý những điều cần biết khi tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ mắc cúm và gặp phải các biến chứng của cúm nên cần tiêm vắc xin phòng ngừa. Sau đây là một số lưu ý khi tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ.

Thầy thuốc lưu ý những điều cần biết khi tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ

Thầy thuốc lưu ý những điều cần biết khi tiêm vắc xin ngừa cúm trong thai kỳ 

Theo bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn, giảng viên lớp văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sở dĩ phụ nữ khi mang thai là đối tượng dễ mắc bệnh cúm là vì những thay đổi bình thường trong hệ thống miễn dịch xảy ra trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh cúm. Ngoài biến chứng do cúm gây ra, phụ nữ mang thai có thể gặp những diễn tiến bất lợi cho thai kỳ như chuyển dạ sớm, sinh non. Khả năng phải nhập viện nếu bị cúm trong khi mang thai cao hơn và nguy cơ tử vong vì cúm cũng tăng.

Nên tiêm vắc xin ngừa cúm loại nào?

Theo tin tức Y Dược, có hai loại vắc xin phòng bệnh cúm: dạng tiêm đơn liều và dạng phun sương qua đường mũi. Vắc xin dạng tiêm đơn liều chứa vi rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh. Dạng này sử dụng được cho phụ nữ có thai ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ. Dạng thuốc phun sương qua đường mũi chứa vắc xin cúm sống, suy giảm hoạt lực, không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, dạng xịt mũi an toàn cho phụ nữ sau khi sinh, bao gồm cả những người đang cho con bú sữa mẹ.

Nên tiêm chủng phòng ngừa cúm bao lâu một lần?

Bác sĩ Ngô Thị Minh Huệ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, với một số loại vắc xin, kháng thể được tạo ra vẫn hoạt động trong nhiều năm. Nhưng các loại virus gây ra cúm có thể thay đổi hàng năm, các kháng thể được tạo ra để bảo vệ cơ thể với các chủng virus gây cúm trong năm nay có thể không hiệu quả với chủng virus cúm vào năm sau. Vì vậy, vắc xin cúm thay đổi mỗi năm, việc chủng ngừa cũng phải thực hiện mỗi năm.

Nên tiêm phòng ngừa cúm bao lâu một lần

Nên tiêm phòng ngừa cúm bao lâu một lần

Chủng ngừa cúm khi mang thai có hiệu quả đối với thai nhi?

Các thầy thuốc cho biết công dụng của Vắc xin ngừa bệnh cúm làm “hai nhiệm vụ” là bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Trẻ sơ sinh không thể chủng ngừa cúm đến khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nếu người mẹ được chủng ngừa cúm khi mang thai, các kháng thể tạo ra trong cơ thể người mẹ sẽ được truyền cho con thông qua nhau thai. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé trong 6 tháng đầu đời cho tới khi em bé có thể được chủng ngừa.

Vắc xin có phản ứng phụ không?

Hầu hết các phản ứng phụ của vắc xin đều nhẹ, như đau cánh tay hoặc sốt nhẹ và biến mất trong vòng một hoặc hai ngày. Tác dụng phụ nghiêm trọng và dị ứng rất hiếm.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn tổng hợp.

Tuyển sinh liên thông Cao đẳng Dược tại Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …