Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Ứng dụng của vị thuốc ké đầu ngựa trong Y học cổ truyền

Ứng dụng của vị thuốc ké đầu ngựa trong Y học cổ truyền

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ké đầu ngựa là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền tại Việt Nam. Hiện nay ké đầu ngựa khá hiếm, vậy trong Y học cổ truyền sử dụng ké đầu ngựa trị bệnh gì?

Hình ảnh cây ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa hay còn dược dân gian gọi với nhiều tên gọi như Xương nhĩ, thương nhĩ tử, thương nhĩ, mac nháng (Tày), phắc ma,… Chuyên gia Y học cổ truyền Sài Gòn chia sẻ thêm, ké đầu ngựa được dùng nhiều tại các nước châu Á, trên quốc tế ké đầu ngựa có tên khoa học là Xanthium strumarium. Ké đầu ngựa được ví như một cây thuốc quý, được ứng dụng lâm sàng trong Đông Y giúp chữa nhiều loại bệnh khác nhau như sau:

Tác dụng của ké đầu ngựa giúp trị bệnh gì?

  • Quả ké có vị ngọt nhạt, có tác dụng tiêu độc, sát trùng, tán phong, trừ thấp.
  • Đặc biệt, trị phong hàn, đau đầu
  • Dùng cho người mắc chứng phong mề đay, lở ngứa, tràng nhạt, mụn nhọt, có thể dùng trị đau răng đau, họng
  • Hỗ trợ trị bệnh bướu cổ và hỗ trợ trị các chứng tay chân đau, co rút, phong tê thấp
  • Điều trị bệnh ngoài da như: Nấm tóc, hắc lào.

Người nào có thể sử dụng vị thuốc từ ké đầu ngựa?

  • Người bệnh viêm khớp, thấp khớp, phong tê thấp
  • Người bệnh bướu cổ
  • Người bệnh mụn nhọn, lở ngứa
  • Người bệnh bị đau răng, họng
  • Người bệnh bị nấm tóc, hắc lào, bệnh ngoài da
  • Người bị sỏi thận, viêm nhiễm đường tiết niệu, phù thũng

Quả ké đầu ngựa trị bệnh gì?

10 bài thuốc có thể ứng dụng từ ké đầu ngựa giúp trị và hỗ trợ trị bệnh

Khác với Tây y, trong giới Y học cổ truyền có thể sử dụng ké đầu ngựa trực tiếp để trị bệnh không cần qua các công đoạn sử dụng máy móc như sản xuất thuốc tân dược, trong YHCT ké đầu ngựa được dùng trị một số bệnh cơ bản với các bài thuốc được tổng hợp bởi kiến thức y dược như sau:

Bài 1: Chữa chứng chảy nước mũi: Quả ké sao vàng, tán thành bột mịn. mỗi lần uống  4g – 8g với nước ấm (Trong thời gian uống thuốc kiên ăn thịt lợn).

Bài 2: Chữa bướu cổ đơn thuần: Uống mỗi ngày 4g – 5g quả hoặc cả cây dưới dạng thuốc sắc.

Bài 3: Chữa đau răng:

Sắc quả hoặc thân thành dung dịch đặc, cho thêm ít muối ngậm lúc nước thuốc đang ấm. Khi thuốc đã nguội ngậm nước thuốc khác. Ngày ngậm vài lần cho đến khi hết đau.

Bài 4: Chữa phù thũng, bí tiểu:

Quả ké đốt tồn tính, Rễ đinh lăng khô liều lượng như nhau, tán nhỏ, uống với nước mỗi lần 8g. Ngày uống 2 lần.

Bài 5: Chữa thấp khớp:

Quả ké 20g, Rễ cỏ xước 10g, Hy thêm 20g, Thổ phục lính 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Ngãi cứu 12g. Tất cả sao vàng sắc uống.

Bài 6: Chữa đau buốt nửa người, tê dại, chân tay ngứa, đau đầu:

Quả ké 12g, Bạch chỉ 8g, Kinh giới 8g, Xuyên khung 6g, Thiên niên kiện 8g. Sắc uống ngày 1 thang, uống ấm.

Quả ké đầu ngựa được phơi khô trị bệnh

Bài 7: Chữa bị tổ đỉa:

Quả ké 50g, Thổ phục linh 50g, Hạ khô thảo 50g, Vỏ núc nác 30g, Khổ sâm 30g, Sinh địa 20g, Chi tử 15g. Tất cả đem phơi khô, tán thành bột, luyện thành viên, ngày uống 20-25g.

 Dùng ngoài: Giã cả cây ké vắt nước ngâm vùng da bị tổ đỉa.

Bài 8: Chữa mụn nhọt, chốc lở:

Quả ké 50g, Thổ phục linh 50g, Hạ khô thảo 50g, Vỏ núc nác 30g, Khổ sâm 30g, Sinh địa 20g, Chi tử 5g. Tất cả phơi khô, tán bột làm viên 2g. Ngày uống 25 viên.

Bài 9: Cai nghiện rượu:

Ké đầu ngựa 7 quả sao cháy cho vào ngâm trong 300ml rượu uống.

Bài 10: Chữa chảy máu cam:

Ké đầu ngựa, Thanh cao, Mã đề tươi, giã nát vắt nước uống.

Thông tin các bài thuốc về cây thuốc ké đầu ngựa mang tính chất tham khảo. Người mắc bệnh không nên tự ý sử dụng ké đầu ngựa tránh tác dụng phụ nguy hiểm!

Nguồn: Thầy thuốc quanh ta tổng hợp và biên tập

Có thể bạn quan tâm

Xuyên Tiêu – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Xuyên Tiêu, một loại thảo dược quý, từ lâu đã được biết đến trong y …