Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Mọi người đã biết đến vị thuốc chữa bệnh “thần khúc” chưa?

Mọi người đã biết đến vị thuốc chữa bệnh “thần khúc” chưa?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thần khúc còn gọi là Lục thần khúc, Tiêu thần khúc, Lục đình khúc, Kiến thần khúc dùng làm thuốc. Vị thuốc này không phải là một cây thuốc mà bao gồm nhiều vị thuốc phối hợp nhau

Thần khúc gồm nhiều vị thuốc phối hợp nhau

Thần khúc gồm nhiều vị thuốc phối hợp nhau

TÌM HIỂU VỀ VỊ THUỐC “THẦN KHÚC”

Thần khúc không phải là một cây thuốc mà bao gồm nhiều vị thuốc phối hợp nhau, trộn lẫn bột mỳ hoặc bột gạo để gây mốc rồi đóng bánh phơi khô. Số vị có thể từ 4-5 vị lên đến 50 vị. Phần lớn là những vị có tinh dầu như Thanh hao, Hương nhu, Hương phụ, Sơn tra, Thương nhĩ tử, Thiên niên kiện, Quế, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ chế, Bạc hà, Sa nhân, Tô diệp, Kinh giới, Địa liền, Mạch nha,…

Thành phần hóa học: chủ yếu là Chất men (yeast), amylase, vitamin B, protid, lipid, tinh dầu, glucosid, men lipase.

Theo Y học cổ truyền:

Thần khúc vị ngọt cay, tính ôn, qui kinh Tỳ Vị.

Thần khúc có tác dụng tiêu thực hòa vị. Chủ trị các chứng thực tích, bụng đầy ăn ít hoặc sôi bụng (tràng minh), tiết tả.

Liều dùng: Ngày dùng 6-15g

Dược liệu được dùng chủ yếu trong điều trị chứng bụng đầy, thực tích, ăn kém, sôi bụng tiết tả…

Dược liệu được dùng chủ yếu trong điều trị chứng bụng đầy, thực tích, ăn kém, sôi bụng tiết tả…

MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA BỆNH TỪ THẦN KHÚC

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn mách mọi người những bài thuốc điều trị bệnh từ thần khúc như sau:

Trị rối loạn tiêu hóa trẻ em:

Sao Thần khúc chế thành thuốc sắc 50%, lượng uống mỗi ngày:

Trẻ 1 tuổi: 5 – 10ml; Trẻ 2 -3 tuổi: 10 – 20ml; Trẻ trên 3 tuổi: tăng liều lên chút ít, chia 2 lần uống trong ngày.
Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ăn kém:

Thần khúc, Thương truật, Trần bì, Hậu phác, Mạch nha đều 14g, tán bột mịn đều 3 – 6g, chia 2 – 3 lần uống ( Diệp Quất Tuyền).

Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc đều 4g, sắc chia 3 lần uống trong ngày (kinh nghiệm nhân dân).

Trị tiêu chảy do tỳ hư (tiêu chảy kéo dài):

Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Chỉ thực 6g, Mạch nha 12g sắc uống.

Trị các chứng cam:

Bạch linh 10g, Cam thảo 20g, Cát cánh 10g, Chỉ xác 10g, Đại hoang 2,8g, Hậu phác10g, Nhân sâm 6g, Thần khúc 4,8g, Thược dược 4,8g, Trần bì 4,8g, Xuyên khung 10g. Tán bột.

Ngày uống 6-8g với nước sắc gừng. (Thần Khúc Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị thận âm bất túc, tâm dương hư, mắt nhìn không rõ, tai ù, điếc, đầu đau, chóng mặt, tim hồi hộp:

Thần khúc 160g, Quang Minh Sa 40g, Từ thạch 40g. Tán nhỏ luyện mật làm hoàn, mỗi ngày uống 8g với nước. Lúc đói có thể lấy bao vải bọc thuốc sắc thành thang mà uống. Tác dụng: Trọng trấn, an thần, tiềm dương, minh mục. (Thần Khúc Hoàn – Bị Cấp Thiền Kim Yếu Phương).

Chữa các loại uất, bụng ngực đầy nuốt chua, nôn ăn uống không tiêu:

Thương truật 12g, Hương phụ 12g, Xuyên khung12g, Thần khúc12g, Chi tử (sao)12g đem tán bột làm hoàn hoặc sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: Hành khí giải uất (Việt Cúc Hoàn)

Chữa thực tích, đình trệ, ngực bụng, ăn không tiêu ợ chua:

Sơn tra 240g, Thần khúc 80g, La bặc tử 40g, Bán hạ 120g, Trần bì 120g, Phục linh 120g, Liên kiều 40g. Các vị làm hoàn ngày dùng 20-30g, hoặc sắc uống liều vừa đủ. Công dụng: Thực tích, hòa vị, thanh nhiệt, lợi thấp (Bảo Hoà Hoàn)

Trị rối loạn tiêu hóa, bụng đầy ăn kém:

Thần khúc, Thương truật, Trần bì, Hậu phác, Mạch nha đều 14g, tán bột mịn, chia 2 – 3 lần uống ( Diệp Quất Tuyền).

Trị tiêu chảy do tỳ hư (tiêu chảy kéo dài):

Thần khúc 10g, Bạch truật 12g, Mạch nha 12g, Chỉ thực 6g, sắc uống.

Chú ý: Tỳ âm hư vị hỏa thịnh không nên dùng thuốc vì có thể gây sẩy thai, phụ nữ có thai nên ít dùng (theo sách Bản thảo kinh sơ)

Có thể bạn quan tâm

Đậu rồng – Loại quả giàu dinh dưỡng và nhiều ích lợi cho sức khỏe

Đậu rồng, một loại quả giàu dinh dưỡng và có nhiều tác dụng lợi cho …