Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> U tuyến nước bọt và những nguy hiểm khó lường

U tuyến nước bọt và những nguy hiểm khó lường

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi có các mô phát triển bất thường trong tuyến nước bọt sẽ tạo thành khối u. Khối u tuyến nước bọt phần lớn là các u ác tính, sự phát triển của nó có thể làm tê liệt các dây thần kinh.

Dấu hiệu và những nguy cơ của u tuyến nước bọt

Dấu hiệu và những nguy cơ của u tuyến nước bọt

Dấu hiệu và những nguy cơ của u tuyến nước bọt

Theo nghiên cứu Tây y, cơ thể người có 3 đôi tuyến nước bọt, chúng nằm ở hai bên mang tai, dưới lưỡi và dưới hàm. Khi các mô của tuyến này có dấu hiệu bất thường sẽ tạo thành các khối u nổi cộm lên rất dễ phát hiện ra, dần dần sẽ lan sang các mô xung quanh làm chèn ép dây thần kinh. Điều này dẫn tới các cơ vùng mặt bị tê liệt, các cơ bị mất kiểm soát, ngay cả cơ mắt cũng không hoạt động bình thường được. Khối u này nếu lan sang các cơ vùng dưới hàm, các khóm bạch huyết gần đó sẽ làm người bệnh có các triệu chứng như: đau nhức tai, đau đầu, sưng khóm hạch dưới cổ. Ở giai đoạn cuối, khối u sẽ chuyển sang di căn và đi vào các cơ quan khác như xương hoặc phổi.

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho các mô của tuyến nước bọt phát triển bất thường, có thể hình thành khối u như: Bệnh nhân bị mắc bệnh xơ gan, hay bất cứ bệnh ung thư nào khác; người đã từng tiến hành phẫu thuật ổ bụng; người mắc hội chứng sjogen, hoặc bị nhiễm trùng, ung thư biểu mô, ung thư tuyến nước bọt… Các khối bất thường ban đầu là lành tính, vì một số lí do nào đó mà chưa rõ nguyên nhân cụ thể nó chuyển sang ác tính; phần lớn các khối u thường nằm ở đôi tuyến nước bọt mang tai.

Ngoài ra có một số yếu tố nguy cơ tăng khả năng mắc ung thư tuyến nước bọt như: người bệnh làm việc trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ; người làm việc tại các mỏ khai khoáng, hay tại các đường ống cống; thậm chí cả những người bệnh đã từng phải điều trị hóa trị hay xạ trị… đều có nguy cơ cao mắc bệnh này. Một số loại virus có khả năng gây ra các khối u này như: Epstein-Barr hay HIV…

Điều trị khối u ở tuyến nước bọt như thế nào?

Điều trị khối u ở tuyến nước bọt như thế nào?

Điều trị khối u ở tuyến nước bọt như thế nào?

Theo các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược, để điều trị khối u này cần phát hiện bệnh sớm trước khi nó di căn sang các cơ quan khác. Thông thường, phương pháp được dùng phổ biến là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u cùng các mô tổn thương xung quanh, đôi khi là cắt bỏ toàn bộ tuyến nếu nó lan rộng. Tuy nhiên quá trình phẫu thuật có thể gây ra nhiều biến chứng do có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh đầu, mặt. Nếu không thể phẫu thuật cắt bỏ thì có thể điều trị xạ trị khối u này, nhưng cũng có nhiều biến chúng có thể xảy ra như: Điều trị xạ trị có thể làm cho da mặt của bệnh nhân bị mẩn đỏ, ngứa và khô ráp, vùng da có thể không mọc được râu nữa. Bệnh nhân sau khi điều trị có thể sẽ bị mất đi khả năng tiết nước bọt, lúc này gây ra một loạt các khó khăn trong việc nuốt do miệng bị khô, cổ họng cũng có dấu hiệu đau nhức. Cơ thể suy nhược do gặp khó khăn trong ăn uống, lúc này cần bổ sung dinh dưỡng hợp lí, ăn các thức ăn mềm và ướt để tránh mắc các bệnh lý khác do thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém.

Người bệnh sau khi tiến hành phẫu thuật cần thường xuyên tái khám để phát hiện bệnh tái phát nếu có. Nếu khối u quá lớn, di căn có thể dẫn tới tử vong.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Công dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Lyapi 50

Thuốc Lyapi 50 được chỉ định để điều trị các trường hợp đau thần kinh …