Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Thầy thuốc cảnh báo Tenoxicam có thể gây hại đường tiêu hóa?

Thầy thuốc cảnh báo Tenoxicam có thể gây hại đường tiêu hóa?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Đối với các bệnh nhân bị các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp và rối loạn cơ xương cấp sẽ phải thường xuyên sử dụng Tenoxicam. Nhưng Thầy thuốc cho biết những người lạm dụng Tenoxicam sẽ gây hại đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây hại đường tiêu hóa

Việc gây hại đường tiêu hóa là do thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo mucin (chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa). Hơn nữa, prostaglandin còn có vai trò duy trì tưới máu thận. Việc ức chế tổng hợp prostaglandin của tenoxicam khiến cho thuốc này có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính. Vì vậy, với những người bệnh này, tenoxicam có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp.

Dược sĩ cảnh báo nguy cơ gây hại đường tiêu hóa
Tenoxicam có nguy cơ gây hại đường tiêu hóa

Chỉ dẫn của Thầy thuốc trong việc điều trị bệnh

Do có những nguy cơ trên nên trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần theo dõi những bất thường có thể xảy ra ở đường tiêu hóa như đau thượng vị, buồn nôn, khó tiêu hoặc tiêu chảy, chảy máu đường tiêu hóa, đại tiện phân đen… Trường hợp có loét đường tiêu hóa hoặc chảy máu đường tiêu hóa, phải ngừng thuốc Tây Y ngay. Dùng các thuốc kháng acid hoặc kháng thụ thể H2 có thể có hiệu quả. Đối với các trường hợp viêm loét tiêu hóa tiến triển hoặc tiền sử có viêm loét tiêu hóa, chảy máu đường tiêu hóa (đại tiện ra máu, nôn ra máu) thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Dược sĩ khuyên người bệnh khi dùng thuốc tại các siêu thị thuốc việt, không nên dùng liều cao vì thường không đạt được tác dụng cao hơn nhưng lại tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Cần uống thuốc vào lúc no với một cốc nước đầy 150ml và tránh các đồ uống có cồn.

Tenoxicam có nguy cơ gây hại đường tiêu hóa
Dùng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ, Dược sĩ

Ngoài ra, Tin tức Y Dược cho hay thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chán ăn, khô miệng, phù, rối loạn giấc ngủ, ngoại ban, mày đay, ngứa… Nếu gặp các tác dụng phụ trên trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để có phương pháp xử lý thích hợp.

Theo:sức khỏe 360

Có thể bạn quan tâm

Sự khác biệt giữa thuốc long đờm và tiêu đờm

Trong các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là khi có sự xuất …