Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Những thay đổi ở phụ nữ có thai

Những thay đổi ở phụ nữ có thai

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi mang thai cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi để phù hợp với việc nuôi dưỡng cũng như sự hình thành phát triển của thai nhi, vậy đó là những thay đổi nào?

Thay đổi về nội tiết khi mang thai

Thay đổi về nội tiết khi mang thai

Thay đổi về nội tiết khi mang thai

Theo các bác sĩ Tây y, khi mang thai có hai loại hormone thay đổi nhiều là HCG và các steroid. HCG là hormone hướng sinh dục rau thai, chúng do tế bào Lãng hans của gai rau tiết ra. HCG được tiết chế rất sớm hai tuần lễ sau khi có thai thì lượng HCG chi tiết trong cơ thể có thể phát hiện được. Trước đây, người ta thường dùng hai phương pháp để phát hiện HCG là phương pháp sinh vật và phương pháp miễn dịch. Nhưng phương pháp này khá phức tạp nên hiện nay đã không còn dùng nữa. Hiện nay người ta dùng que thử thai để phát hiện HCG trong nước tiểu.

Hoocmon HCG khiến cho người phụ nữ có hiện tượng nghén. Thai phụ cảm thấy buồn nôn, nôn, nhạy cảm với mùi, âm thanh, tâm lý dễ xúc động, dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài. Hiện tượng nghén sẽ mất đi sau 3 tháng do lúc này hormone thai kỳ là Progesterone sẽ thay thế tiết ra nội tiết nuôi dưỡng thai. Hormone quan trọng trong thời kỳ thai nghén là Estrogen và Progesteron. Hai hormone này sẽ tăng dần lên trong suốt thời kỳ thai nghén và giảm xuống một cách đột ngột trước khi chuyển dạ một vài ngày. Estrogen làm tăng co bóp cơ tử cung, tăng sinh mạch máu, tăng sinh lớp niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng thai nhi, còn Progesteron làm mềm cơ tử cung, tăng sinh nuôi dưỡng thai nhi, mềm cân cơ, dây chằng để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi. Trong quá trình mang thai nếu hoocmon estrogen mà cao sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, khiến cho quá trình chuyển dạ diễn ra sớm hơn.

Thay đổi ở bộ phận sinh dục khi có thai

Thay đổi ở bộ phận sinh dục khi có thai

Thay đổi ở bộ phận sinh dục khi có thai

Một số chuyên gia Hỏi đáp Y Dược cũng cho biết, ngoài sự thay đổi về nội tiết thì ở bộ phận sinh dục cũng có một số sự thay đổi nhất định, cụ thể như sau:

Thay đổi tại âm hộ, âm đạo

 Các mạch máu tăng sinh dẫn tới âm đạo có màu tím, âm đạo mềm hơn do tổ chức ngấm nước dẫn tới liên kết lỏng lẻo. Âm vật cũng có màu tím do tăng sinh mạch máu dưới da.

Thay đổi tại tử cung

Tử cung mềm ra, niêm mạc tử cung dày lên để cho trứng làm tổ, tử cung dễ bị giãn tăng dung tích từ lúc chưa có thai là 5ml lên đến 5000ml khi có thai. Tử cung dễ bị kích thích nhất là 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Tại eo tử cung giãn ra từ từ biến thành đoạn dưới tử cung. Ở người con rạ đoạn dưới tử cung chỉ được thành lập khi có chuyển dạ đẻ. Cổ tử cung lúc này đóng kín ngăn không cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào buồng ối. Tại đó có nút nhầy cổ tử cung đóng chặt và sẽ mất đi khi có cơn chuyển dạ.

Thay đổi tại buồng trứng

Sau khi có thai buồng trứng cũng to lên, xung huyết, lúc này không có bất kỳ một trứng nào được phát triển để rụng và sẽ kéo dài trong thời kỳ cho con bú. Hoàng thể sẽ tồn tại trong buồng trứng 3 tháng đầu thai kỳ làm nhiệm vụ nội tiết đến tháng thứ 4 bắt đầu teo đi.

Thay đổi ở các bộ phận khác khi mang thai

Thay đổi ở các bộ phận khác khi mang thai

Thay đổi ở các bộ phận khác khi mang thai

Ngoài 2 sự thay đổi trên thì các cơ quan khác trên cơ thể cũng có những dấu hiệu nhất định mà chị em phụ nữ có thể phát hiện ra như:

  • Thay đổi tại vú: vú thay đổi kích thước to hơn, căng tức, xuất hiện các nốt nhỏ li ti như hạt kê ở xung quanh núm vú, da sẫm màu hơn. Do mạch máu tăng sinh để chuẩn bị cho việc tiết sữa nuôi con sau này nên ngực sẽ lúc nào cũng căng tức có thể gây đau.
  • Thay đổi tại da, cân và cơ: Da sạm xuất hiện các vết nám, bụng và đùi xuất hiện các vết rạn tùy cơ địa từng người. Cân và cơ mềm lỏng lẻo dưới tác dụng của hormon nuôi dưỡng thai.
  • Thay đổi tại hệ tuần hoàn: cung lượng tim tăng lên 50%, nhịp tim tăng lên 10-15 nhịp/phút, khối lượng máu tăng 50%. Các mạch máu mềm, dài và to ra.
  • Thay đổi tại hệ hô hấp: thai phụ cảm thấy khó thở hơn do thai to gây chèn ép cơ hoành.
  • Thay đổi về hệ tiêu hóa: thai phụ xuất hiện trào ngược dạ dày, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu hóa, xuất hiện trĩ ở cuối thai kỳ.
  • Thay đổi về tiết niệu thai phụ hay tiểu dắt do thai chèn ép lên bàng quang, niệu quản dài ra và gấp khúc dẫn tới gây viêm đường tiết niệu.
  • Thay đổi về thần kinh: thai phụ dễ cáu gắt, tính tình thay đổi, trí nhớ suy giảm, mất ngủ, dễ xúc động….

Trên đây là những dấu hiệu cũng như sự thay đổi về nội tiết cũng như các cơ quan trên cơ thể báo hiệu bạn đã có thai. Vì thế bạn có thể dựa vào các yếu tố này để xác định và sớm có phương pháp siêu âm, xét nghiệm, chào đón bé yêu của mình.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Công dụng và lưu ý khi dùng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Nước muối sinh lý là sản phẩm hữu ích cho trẻ sơ sinh, nhưng nếu …