Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Tìm hiểu thông tin Y học về bệnh đau vai gáy

Tìm hiểu thông tin Y học về bệnh đau vai gáy

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đau vai gáy tê tay là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí. Vậy bệnh nguyên nhân do đâu và có biểu hiện như thế nào?

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đau vai gáy

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đau vai gáy

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh đau vai gáy

Theo thống kê Y học Tây y cho thấy, bệnh đau vai gáy rất dễ xảy ra đối với người bắt đầu đến tuổi trung niên, với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau cổ vai còn do tổn thương các mặt khớp cổ, hoặc do công việc hàng ngày dẫn đến những chấn thương,làm việc với máy vi tính, việc lưu thông máu và trao đổi ôxy trong cơ thể giảm cũng sẽ dễ bị đau nhức khi ngủ dậy, đôi khi không có nguyên nhân rõ rệt.

Biểu hiện là chèn ép dây thần kinh hoặc bị thiếu máu cục bộ đều có thể gây nên triệu chứng đau vai gáy. Đau vai gáy thường xuất hiện có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều trường hợp ngoài đau vai gáy còn gây mỏi ở tay, tê tay,cho nên khi làm động tác bị mỏi, nặng rất khó chịu. Tùy theo từng mức độ cơn đau có thể từ vùng gáy lan ra tai, cổ ở một bên. Mức độ đau từ ít đến nhiều có ảnh hưởng tới tư thế đầu – cổ. Đau thường có tính chất cơ học: tăng khi đứng, đi, ngồi lâu, vận động cột sống cổ; giảm khi nghỉ ngơi, đau cũng có thể tăng khi thời tiết thay đổi.

Để chẩn đoán nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám lâm sàng. Các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán bao gồm chụp Xquang cột sống cổ, đo điện cơ và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ..

Cách chữa đau vai gáy và dự phòng như thế nào?

Cách chữa đau vai gáy và dự phòng như thế nào?

Cách chữa đau vai gáy và dự phòng như thế nào?

Nếu bệnh nhẹ, cơn đau không kéo dài, bản thân người bệnh có thể tự điều trị bớt đau bằng cách dùng cao dán hoặc dùng hai bàn tay xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần để giảm đau. Hoặc có thể đến các cơ sở vật lý trị liệu hoặc phòng khám Vật lý trị liệu Sài Gòn để xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu.

Thuốc thường dùng thuốc giảm đau chống viêm, phong bế thần kinh, giãn cơ và vitamin nhóm B. Tùy theo từng nguyên nhân có thể bằng đường uống, bằng cao dán. Người bệnh cũng có thể dùng vitamin E 400mg, ngày uống 1 viên. Ngoài ra, cách chữa đau nhức bả vai hữu hiệu có thể kết hợp biện pháp xoa, ấn, gõ nhẹ nhàng vùng gáy, bả vai, cánh tay. Một số trường hợp người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật. Nên phòng đau cổ, vai, gáy từ khi chưa có biểu hiện thương tổn bằng cách khi ngồi hay đứng đều phải đúng tư thế. Khi ngủ chỉ gối đầu cao khoảng 10cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Khi xem tivi nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra sau thành ghế, cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.

Ngoài ra, khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất cho cơ thể như calci, kali và các vitamin C, B, E; tắm nước ấm, xoa bóp giúp giãn cơ chỗ đau, tăng cường lưu thông trong cơ thể. Đồng thời người bệnh nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp; vận động, nghỉ ngơi, giải lao, luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra sau thường xuyên sẽ phòng và làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Nguồn: Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

Sự khác biệt giữa thuốc long đờm và tiêu đờm

Trong các bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt là khi có sự xuất …