Cây cúc tần là cây thuốc quý, thuộc họ hoa cúc. Cây còn có nhiều tên gọi khác nhau chẳng hạn như cây từ bi, đại ngải, băng phiến ngải, cây đại bi, lức ấn, hoa mai não. Dưới đây là những bài thuốc Y học cổ truyền và công dụng trong điều trị bệnh của cây thuốc này như sau
- Mách mọi người những loại trà thuốc dành cho người sỏi mật
- Dược liệu “Thiên hoa phấn” có nhiều công dụng trong chữa bệnh
- Bổ dưỡng gan bằng những món ăn bài thuốc thơm ngon tại nhà
Tìm hiểu tổng quan về cây thuốc quý Cúc tần
TỔNG QUAN VỀ HOA CÚC TẦN
Cây cúc tần mọc hoang, và được trồng nhiều ở đồng bằng. Cây được thu hoạch quanh năm, nhưng vào mùa hè – mùa thu là thời điểm tốt nhất để thu hoạch. Bộ phận như cành, rễ và lá có thể được sử dụng làm thuốc.
Cây cúc tần thuộc nhóm cây bụi, thân cây cao từ 1-2m. Cành cây cúc tần mảnh và nhỏ, có lông sau nhẵn. Lá cây có mép theo hình khé răng màu lục xám, mọc so le nhau và hâu như không có cuống. Hoa mọc thành cụm trên ngọn, màu tím nhạt. Cây có mùi thơm, lông tơ toàn thân và cho quả nhỏ có cạnh. Trên cây cúc tần hay có dây tơ hồng sống ký sinh.
Thành phần của hoa cúc tần
Lá hoa cúc bao gồm axit chlorogenic và tinh dầu. Thành phần của lá tươi bao gồm 5,7% protid, 15mg vitamin C, 1% lipid, carotene 4,6mg, xenlulo 5,1, P 2,3%, tro 2,3%, 197mg% Ca, 5mg Fe.
Cây cúc có thể mọc ở đâu?
Cây cúc tần mọc hoang bắt nguồn từ Malaysia và Ấn Độ. Chủ yếu được trồng ở đồng bằng để làm hàng rào che chắn. Ở Việt Nam, tại khu vực Bắc Trung Bộ ví dụ Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An cây cúc tần đang phát triển tràn lan.
Các cá nhân trồng hoa cúc tần bằng cành vào mùa xuân, mùa thu và thu hoạch vào mùa hè và mùa thu để chế biến thuốc.
Những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ cây thuốc quy Cúc tần
BÀI THUỐC VÀ TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA CÂY CÚC TẦN
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn mách mọi người một số bài thuốc và công dụng điều trị bệnh hiệu quả từ vị thuốc quý Cúc tần như sau:
Chữa đau đầu, sốt
Dùng 2 nắm lá cúc tần, 1 nắm sả, 1 nắm lá chanh để sắc lấy nước uống và xông đến khi ra mồ hôi sẽ ngay lập tức làm giảm cảm giác sốt, đau đầu.
Chữa đau lưng
Sử dụng phần lá của cây cúc tần, cành non đã được nghiền nát, cho vào cùng 1 ít rượu và sao đến khi nóng lên rồi đắp tại ví trí cơn đau xuất hiện. Giữ nó trong 15-20 phút trước khi bã khô. Áp dụng liên tục trong một thời gian nhất định.
Chữa lành vết thương, vết bầm tím
Sử dụng lá của cây cúc giã nát, đắp lên vết thương, vết bầm tím sẽ ngay lập tức giảm đau và chữa khỏi nhanh chóng.
Chữa lành các cơn đau nhức ở khớp: Sử dụng rễ trinh nữ 20g, rễ cúc tần 20g, rễ bưởi bung 20g, lá đinh lăng 10g để sắc lấy nước uống mỗi ngày. Thực hiện liên tục trong vòng từ 5 – 7 ngày.
Chữa đau đầu do căng thẳng
Sử dụng hoa cúc trắng xé nhỏ 50g, cúc tần 50g, đu đủ chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào cùng với 1 lít nước rồi đun sôi. Tiếp theo, cho óc lợn vào nồi và đun khoảng 20p nữa đến khi chín nhừ là bắc ra. Chia thành 2 bữa ăn trong ngày. Dùng khi còn nóng trước bữa cơm thường xuyên trong ít nhất 1 tuần liền.
Chữa ho do viêm khí quản
Sử dụng 3 nắm lá cúc tần già, rửa sạch, phơi khô, băm nhỏ, nửa lạng thịt lợn băm nhuyễn, 2 nắm gạo, 2 lát gừng tươi rồi đem hầm thành cháo đến khi chín nhừ. Ăn trong khi bụng đang đói, sử dụng liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày 3 bữa như bữa ăn chính để trị hoàn toàn cơn ho.
Chữa viêm họng, viêm mũi, ho
Sử dụng lá cúc tần, cỏ xước, hoa ngũ sắc tím (hoa cứt lợn) theo tỉ lệ 1:1:1. Sau đó cho thêm ít nước lạnh (nước mưa là tốt nhất) đun sôi rồi cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giảm triệu chứng ho rất tốt. Trong tình huống trẻ bị sốt cao, các bạn cũng chú ý cho thêm lá diếp cá.
Chữa bệnh trĩ
Sử dụng lá cúc tần, lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, mỗi thứ một nắm trộn thêm 1 vài lát nghệ rồi đem rửa sạch và đun với nước đến khi thu được hỗn hợp cô đặc. Tiếp theo, lấy nước này để xông hậu môn trong vòng 15 phút đến khi nước còn âm ấm thì ngâm trực tiếp vào 10 – 15 phút nữa. Thực hiện bài thuốc này thường xuyên trong khoảng 2 – 3 lần/ tuần. Nếu trĩ nhẹ, búi trĩ có thể tự động co lên, và dần tiêu tan sau 2 tháng áp dụng.
Chữa lao lực nặng, thổ huyết
Sử dụng 150g thân, cành, lá cúc tần, thái nhỏ miếng khoảng 2cm, 20g cua đồng giã nát (bỏ vỏ, yếm, và chỉ lấy phần thịt) cùng với 30ml nước vắt lấy nước cốt. Tiếp theo, thêm vào 1/2 muỗng muối để uống vào 3 lần sáng, trưa, chiều. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ dứt thổ huyết.
Chữa hen suyễn
Sử dụng 1 bó cúc tần như bó rau muống, bẻ cả ngọn, lá già, lá non, rửa sạch, đem ngâm cùng với nước muối pha loãng sau đó mới giã nát. Đổ vào một bát nước lọc vào lọc để thu được nước cốt, loại bỏ phần xác. Uống nước này liên tục trong khoảng 100 ngày đến khi nào bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.