Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải độc để cơ thể ngày một khỏe mạnh. Dưới đây là những món ăn bài thuốc giúp bổ dưỡng gan như sau
- Tìm hiểu cây dành dành và những bài thuốc điều trị bệnh từ dược liệu
- Những điều cần biết về các công dụng của cây hương thảo
- Điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm từ vị thuốc đinh lăng rất hiệu quả
Gan là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể
GAN LÀ BỘ MÁY KÌ DIỆU CỦA CON NGƯỜI
Gan được gọi là một nhà máy kỳ diệu của con người. Bởi vì, gan tham gia hầu hết các quá trình tổng hợp, lọc và thải loại chất độc để cho cơ thể ngày một khỏe mạnh. Thế nhưng, chúng ta dễ lãng quên vai trò ích lợi của gan…
Trong cơ thể thì gan nằm bên phải, dưới lồng ngực phải, ngăn cách phổi bởi cơ hoành, còn gọi là hoàng cách mô (diaphragm). Mặc dù chức năng của gan vô cùng phức tạp và phong phú nhưng cấu trúc của gan lại rất đơn giản.
Theo cổ điển thì gan được chia thành 2 thùy chính (lobe): thùy phải và thùy trái, dựa theo vị trí của dây chằng liềm. Dây chằng liềm nối liền gan với cơ hoành và thành bụng trước.
Cháo rau cần là món ăn bài thuốc giúp bổ dưỡng gan
NHỮNG MÓN ĂN BÀI THUỐC CÓ CÔNG HIỆU BỔ DƯỠNG GAN
Do vậy khí ở gan không thuận sẽ làm cho quá trình tuần hoàn khí và máu trong toàn cơ thể bị rối loạn, nóng nảy hay đau tức ngực, tính tình dễ trở nên cáu gắt và có hiện tượng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Để khắc phục tình trạng trên theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn giới thiệu mọi người một số món ăn bài thuốc từ cháo giúp bổ dưỡng gan theo kinh nghiệm dân gian như sau:
Cháo rau cần
Rau cần 150g, gạo tẻ 100g, cho lượng vừa đủ muối ăn. Rửa thật sạch rau cần, đun kỹ lấy nước. Sau đó dùng nước rau cần nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho muối ăn vừa đủ. Những người bị nhiệt nóng gây đau đầu, hoa mắt chóng mặt ăn cháo rau cần thường xuyên có công dụng dưỡng gan, giảm huyết áp.
Cháo rau chân vịt
Gạo tẻ 250g ,rau chân vịt 250g, cho lượng vừa đủ muối ăn. Rửa sạch rau chân vịt, chần qua nước sôi, cắt ra khúc. Cho gạo tẻ vào nồi ninh nhừ với lượng nước thích hợp, rồi cho rau chân vịt vào nấu thành cháo. Sau đó cho muối ăn vừa đủ dùng. Món cháo này có công dụng tốt cho gan, hỗ trợ chữa bệnh tương đối tốt đối với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt.
Cháo hoa cúc
Gạo tẻ 100g, hoa cúc 15g, lượng vừa đủ muối ăn. Ngâm rửa thật sạch hoa cúc và gạo tẻ, sau đó cho vào nồi với lượng nước và muối ăn vừa đủ, đun lửa thật to, khi sôi chuyển lửa nhỏ ninh thành cháo. Món cháo này có tác dụng tán phong nhiệt, giảm huyết áp, hạ nhiệt gan, thích hợp với người bị các chứng đau đầu, chóng mặt, huyết áp cao…
Cháo hoa hồng
Gạo tẻ 80g , hoa hồng trắng 5g. Nấu gạo tẻ thành cháo, sau đó cho hoa hồng trắng vào đun sôi trong 2 đến 3 phút. Mỗi bữa dùng 1 bát, phải liên tục từ 3 đến 5 ngày. Hoa hồng tính bình, có tác dụng điều khí, kích thích tạo cảm giác muốn ăn, dưỡng gan.
Cháo dâu tằm
Dâu tằm tươi 60g và gạo tẻ 60g, cho lượng vừa đủ đường phèn. Rửa sạch dâu, cho vào nồi nấu chín cùng gạo tẻ, sau đó cho đường phèn vào dùng. Món cháo này bổ gan âm, dưỡng huyết, làm sáng mắt, thích hợp với các chứng chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, hay nằm mơ, ù tai, đau mỏi eo… do suy gan thận gây ra.
Cháo quyết minh tử
Quyết minh tử 10g, gạo 60g, cho đường phèn vừa đủ. Đun quyết minh tử lấy nước để nấu gạo thành cháo. Sau đó cho đường phèn vào dùng. Món ăn bài thuốc Y học cổ truyền này giúp thanh gan, thông tiện, sáng mắt, thích hợp với các chứng như tăng huyết áp, hay táo bón, mỡ máu cao,…