Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Dược liệu “Thiên hoa phấn” có nhiều công dụng trong chữa bệnh

Dược liệu “Thiên hoa phấn” có nhiều công dụng trong chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Theo Y học cổ truyền, thiên hoa phấn có vị ngọt, chua, tính hàn; có công dụng thanh phế nhiệt, nhuận phế hóa đờm, sinh tân, giải độc… thường dùng chữa sốt nóng, miệng khô rát, lở ngứa, viêm tấy

Thiên hoa phấn có vị ngọt, nhạt, sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn

Thiên hoa phấn có vị ngọt, nhạt, sau hơi đắng, chua, không mùi, tính hàn

Thiên hoa phấn là tên thuốc của rễ cây qua lâu. Cây qua lâu còn có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua, dây bạc bát, người Tày gọi là thau ca. Qua lâu thuộc loại dây leo, có rễ củ thuôn dài như củ sắn, lá giống lá gấc, hoa đơn tính màu trắng, quả hình cầu, màu lục có sọc trắng, khi chín có màu đỏ.

Rễ qua lâu được thu hoạch vào mùa thu – đông, tốt nhất là sau khi thu hái quả được ít ngày. Rễ đào về, cạo bỏ vỏ ngoài, rửa sạch, cắt thành từng đoạn, rễ nhỏ để nguyên, rễ to bổ dọc, phơi hay sấy khô để làm thuốc.

TÁC DỤNG CỦA VỊ THUỐC THIÊN HOA PHẤN

Sinh tân dịch, chỉ khát, nhuận táo, giảm đau, chữa sốt nóng, miệng khô khát, lở ngứa, hoàng đản, viêm tấy, thanh nhiệt hoá đàm, khoan hung tán kết, nhuận tràng.

Thiên hoa phân có nhiều công dụng trong điều trị bệnh hiệu quả

Thiên hoa phân có nhiều công dụng trong điều trị bệnh hiệu quả

CÔNG DỤNG CỦA VỊ THUỐC THIÊN HOA PHẤN

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn giới thiệu mọi người một số công dụng của Thiên hoa phấn như sau:

Sinh tân chỉ khát

Khát trong bệnh có sốt. Thiên hoa phấn phối hợp với Sa sâm, Mạch đông và Lô căn.

Khát dữ dội trong đái đường. Thiên hoa phấn phối hợp với Cát căn, Ngũ vị tử và Tri mẫu.

Ho khan do phế nhiệt. Thiên hoa phấn phối hợp với Tang bạch bì, Xuyên bối mẫu và Cát cánh.

Mụn nhọt – thoát mủ

Thiên hoa phấn phối hợp với Liên kiều, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu và Kim ngân hoa.

Chữa đái tháo đường

Thiên hoa phấn 8g, thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; sơn thù, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống trong ngày.

Chữa hoàng đản, viêm tuyến sữa, mụn lở có mủ

Thiên hoa phấn 16g, Mộc thông, Bồ công anh đều 12g, sắc uống. Viêm cổ họng mất tiếng: Qua lâu bì 10g, Bạch cương tàm 10g, Cam thảo 10g, Gừng tươi 4g, nước 500ml, nấu còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa sốt nóng, miệng khô khát, vàng da

Thiên hoa phấn 8g, rễ cây é lớn đầu 8g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống làm một lần trong ngày.

Chữa sốt rét

Thiên hoa phấn 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm, mỗi vị 8g; can khương, cam thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa quai bị

Thiên hoa phấn 8g; thạch cao 16g; ngưu bàng, cát căn, mỗi vị 12g; thăng ma, liên kiều, hoàng cầm, cát cánh, mỗi vị 8g; sài hồ, cam thảo, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa tắc sữa

Thiên hoa phấn 8g; bạch thược 12g; sài hồ, đương quy, xuyên sơn giáp, mỗi vị 8g; thanh bì, cát cánh, thông thảo, mỗi vị 6g. Sắc uống. Hoặc thiên hoa phấn 12g, xuyên sơn giáp rang phồng 12g, tán bột ninh với chân giò lợn, ăn cái, uống nước.

Lưu ý: Không dùng thiên hoa phấn cho người có tỳ vị hư yếu, tiêu chảy, phụ nữ có thai.

Có thể bạn quan tâm

Dâm dương hoắc: Vị thảo dược bổ thận, tráng dương

Dâm dương hoắc là thảo dược quý trong y học cổ truyền, nổi bật với …