Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Bệnh dị ứng là gì và có thể điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

Bệnh dị ứng là gì và có thể điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi bị dị ứng khiến cơ thể ta khó chịu, ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa nhiều ngoài da và thường rất phổ biến ở mọi độ tuổi, vậy có thể điều trị bệnh như thế nào?

Bệnh dị ứng là gì và có thể điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

Bệnh dị ứng là gì và có thể điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

Bệnh dị ứng là gì?

Theo các chuyên gia sức khỏe tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Dị ứng là một rối loạn quá mẫn của hệ miễn dịch trong cơ thể con người. Khi cơ thể chống lại các chất vô hại trong môi trường được gọi là chất gây dị ứng dẫn tới bệnh dị ứng, các phản ứng này xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán được.

Bệnh dị ứng là một căn bệnh khá phổ biến xảy ra ở nhiều người. Một số triệu chứng của người bị dị ứng như: mẩn ngứa, sổ mũi, thậm chí bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh dị ứng có những dấu hiệu và triệu chứng gì?

– Biểu hiện ngoài da: nổi mẩn ngứa, nổi mề đay, hoặc chàm, đỏ da, viêm da dị ứng. Một số trường hợp đột ngột chảy nước mũi, hắt hơi, ho khan liên tục, khò khè, khó thở.
– Đường tiêu hóa thường có những biểu hiện như: nôn mửa, tiêu chảy, nặng hơn là nôn ra máu, tiêu chảy kèm máu…
– Triệu chứng nặng nhất của dị ứng là sốc phản vệ: trong trường hợp này người bị dị ứng có thể tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Cách phòng bệnh dị ứng như thế nào?

1.Vệ sinh

– Dọn sạch cảnh quan, môi trường xung quanh: không khí ô nhiễm là một trong những nguyên nhân gây dị ứng.
– Không nên gần gũi hoặc bế, ngủ cùng chó mèo.
– Các vật dụng trong nhà: bàn ghế, giường, tủ, thảm, chiếu… cần giữ gìn sạch sẽ.
– Chất thải, rác cần xử lý hợp vệ sinh để không ảnh hưởng tới không khí xung quanh.
– Tủ quần áo nên ít mở để tránh bụi bặm hoặc không khí bị nhiễm khuẩn bay vào trong tủ.
– Ga giường nên dùng chất liệu vải bông, không nên dùng vải chất liệu hoá học.

2. Thay đổi nhiệt độ, thời tiết

– Luôn cố gắng duy trì độ ẩm thích hợp trong nhà vào các mùa khác nhau. Những người hay bị dị ứng da thì thời điểm sáng sớm không nên ra ngoài vào buổi sáng sớm, nên để cơ thể thích ứng dần dần với thời tiết.
Giảm các thứ hoá chất:
– Hoá chất là một nguyên nhân gây ra dị ứng nhiều nhất. Đối với từng vật sẽ là vô hại với cơ thể người này song có thể lại là nguyên nhân gây ra dị ứng cho người khác.
– Hạn chế tối đa dùng đồ bằng hoá chất như các chất tẩy rửa, chất tiệt trùng, nước hoa, mỹ phẩm.

3. Rèn luyện và bổ dưỡng cơ thể

– Tập luyện thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể, nên tập môn bơi lội vì nó rất có lợi cho cơ thể.
– Cần lưu ý chế độ ăn uống: nên ăn các thức ăn tươi, có nguồn gốc tự nhiên, tránh các thứ ăn ôi, thiu, thức ăn công nghiệp… Bổ sung nhiều vitamin C.
Ăn uống thanh tịnh, không sử dụng rượu, thuốc lá.. vì sẽ dễ dẫn đến dị ứng.
Tinh thần vui vẻ: Dị ứng một phần do căng thẳng về tinh thần, về áp lực công việc… cho nên cần phải giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi điều độ mới có thể đề phòng dị ứng phát sinh.

Đào tạo tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

Đào tạo tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm năm 2019

Cách điều trị bệnh dị ứng như thế nào?

Điều trị bệnh dị ứng trước hết người bệnh cần tránh xa hoặc giảm tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tuy nhiên, nếu trường hợp người bệnh bị dị ứng với phấn hoa hoặc các chất truyền dẫn trong không khí thì việc tránh tiếp xúc này rất khó thực hiện.

1.Liệu pháp dùng thuốc:

Một số thuốc đối kháng được sử dụng để ngăn chặn dị ứng, hoặc tránh kích hoạt các tế bào và các quá trình gây dị ứng. Chúng bao gồm thuốc kháng glucocorticoids, histamine, epinephrine (adrenaline), natri cromolyn và theophylline.

2. Liệu pháp miễn dịch:

Người bệnh sẽ được tiêm các chất gây dị ứng với liều tăng dần. Điều này có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một hình thức thứ hai của miễn dịch liên quan đến việc tiêm tĩnh mạch các kháng thể kháng IgE (Anti-IgE) dòng đơn. Một dạng thứ ba là miễn dịch dưới lưỡi, là một liệu pháp đường miệng, lợi dụng sự miễn dịch yếu đối với các kháng nguyên không gây bệnh như các loại thực phẩm và vi khuẩn thường trú.

Nguồn: Thầy thuốc

Có thể bạn quan tâm

Chức năng và nhiệm vụ của Dược sĩ ở Bệnh viện

Dược sĩ đóng vai trò không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, …