Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Củ Niễng – Vị thuốc đông y giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu

Củ Niễng – Vị thuốc đông y giúp giảm huyết áp, hạ mỡ máu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Củ niễng chủ yếu trồng để lấy củ, lúc còn non làm rau ăn. Củ niễng có mùi vị dễ chịu và ăn ngon. Có thể dùng củ niễng làm những món ăn bài thuốc như ăn sống hoặc xào với thịt hay nấu canh rất bổ dưỡng.

Củ Niễng được trồng, thu hoạch như một loại rau củ

Củ Niễng được trồng, thu hoạch như một loại rau củ

Giới thiệu cây thuốc Củ niễng 

Theo Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội: Củ niễng có tên khác là Cây lúa miêu, Giao bạch tử, Giao cẩu, Cao duẩn. Tên khoa học là Zizania latifolia Turcz. thuộc họ Lúa (Poaceae).

Củ niễng là cây thân thảo, sống lâu năm, trông giống lau, sậy. Cây thường mọc chìm dưới nước hoặc chỗ có nhiều bùn, có thể cao khoảng 1 – 2m. Cây có rễ nhiều, thân rễ và thân bò rất phát triển. Thân rỗng, có vách ngang, phần dưới phát triển lớn, xốp.

Lá phẳng, hình mác, thuôn, dài khoảng 30 – 100 cm, chiều rộng khoảng 2 – 3 cm. Cả 2 mặt lá đều ráp, bên mép lá dày, bẹ lá nhẵn, có nhiều khía rãnh, bẹ lá có hình bầu dục. Ở các nách lá có nhiều chồi, đến mùa sẽ phát triển và đâm ra các lá mới.

Cụm hoa Củ niễng mọc thành hình chùy, hẹp, dài khoảng 30 – 50 cm. Cuống chung của hoa khỏe, phân thành nhiều nhánh. Hoa đực ở phía dưới, hoa cái ở phía trên.

Trên thân có một loại nấm ăn được ký sinh là nấm Ustilago esculentum Hennings. Loại nấm này khiến cho thân cây phồng lên, có nhiều đốm đen, càng già thì đốm đen càng nhiều. Các đốm đen này tạo bởi bào tử của nấm. Chính bộ phân thân non bị nấm ký sinh này được bán với tên củ niễng để xào nấu. Phần này có đường kính 2,5-3cm. Do bị nấm ký sinh, củ niễng trở thành bùi và béo.

Củ niễng thân to, phồng, xốp, chình chùy. Như đã nhắc ở trên, Củ niễng là kết quả của sự ký sinh của 1 loài nấm, làm cho phần gốc của thân cây phát triển bất thường, gồm hầu hết các mô xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng. Loài nấm ký sinh này không gây độc.

Củ niễng xào thịt thanh nhiệt lợi thấp

Củ niễng xào thịt thanh nhiệt lợi thấp

Một số món ăn – bài thuốc từ củ niễng

Củ niễng trộn

Củ niễng 500g, dăm bông chín 25g, trứng gà 1 quả, dầu vừng, muối, mì chính, đường trắng, tiêu bột. Củ niễng bóc bẹ gọt vỏ, luộc chín vớt ra để ráo, trứng gà đánh nhuyễn cho vào chảo rán thật mỏng gắp ra đĩa. Củ niễng thái chỉ dài, dăm bông và trứng gà rán cho lẫn vào bát. Sau đó cho mắm muối, mì chính, đường, tiêu bột, dầu vừng vào bát niễng trộn đều là ăn được. Món ăn rất tốt đối với người bị tăng huyết áp.

Cháo củ niễng

Củ niễng 100g, thịt lợn băm 50g, gạo tẻ 100g. Nấm hương ngâm nở 25g, muối, mì chính, dầu vừng. Củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm múc ra bát. Gạo tẻ vo sạch đổ nước vào nấu cháo, khi cháo nhừ đổ bát thịt xào niễng nấm hương vào đảo đều, đun sôi là được. Món này tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Củ niễng xào thịt

Củ niễng 200g, thịt lợn nạc 100g, cà rốt 50g, gừng tươi, muối, tỏi, hành, mì chính. Hành, gừng rửa sạch thái nhỏ, rửa sạch tỏi bóc vỏ thái miếng. Rửa sạch củ niễng, thái miếng; cà rốt gọt vỏ rửa sạch thái miếng, cho vào nước sôi chần một lúc. Sau khi rửa sạch thịt nạc, lọc hết gân, thái miếng.

Cho dầu vào nồi đun nóng, cho hành tỏi vào phi thơm, sau đó cho thịt nạc và củ niễng, cà rốt vào xào cùng, sau khi xào chín, nêm muối, mì chính trộn đều là được. Món ăn có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc, tư âm nhuận táo, thích hợp với người bị viêm tuyến tiền liệt thiên về nhiệt.

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền khuyến cáo, người bị sỏi đường tiết niệu, đau bụng tiêu chảy, tỳ vị hư hàn, người dương suy hoạt tinh không nên ăn củ niễng. Không ăn củ niễng với mật ong.

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông Y chia sẻ những loại thảo mộc giúp giảm đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng khó chịu thường gặp, thường do vấn đề tiêu hóa, …