Ngải diệp vừa là cây rau vừa là cây thuốc thường thấy trong vườn của nhiều gia đình ở Việt Nam. Ngoài công dụng làm thực phẩm, ngải diệp có công dụng gì không?
- Bạch quả – Tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi dùng bạch quả trong Đông Y
- Trị viêm mũi dị ứng bằng phù bình (bèo cái) trong Đông Y
- Những cây thuốc Đông y nào điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả ?
Cây ngải diệp là gì?
Thầy thuốc YHCT tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết: Ngải diệp là cây trồng khá quen thuộc ở nước ta, ngải diệp xuất hiện trong nhiều bài thuốc cũng như món ăn hằng ngày. Ngải diệp có tên gọi khác ngải cứu, thuốc cứu tuy nhiên tên gọi này phổ biến ở miền Nam hơn.
Ở nước ta, cây ngải diệp dại thường mọc nhiều ở tỉnh tây bắc đây chính là nguồn dược liệu được khai thác thường xuyên để sản xuất thuốc.
Cây ngải diệp thuộc họ cúc, thân thảo, chu kỳ sống lâu năm, lá cây mọc so le, mặt trên lá cây màu xanh đậm, mặt phía dưới có lông nhung màu trắng. Bên cạnh đó thì nó thường được thu hoạch vào khoảng tháng 6 và bộ phận được sử dụng chủ yếu là lá, có thể trồng ngải diệp bằng phương pháp giâm cành hoặc cây con mặc dù cây có ra hoa quả và hạt nhưng hạt không được sử dụng để gieo trồng.
Công dụng của cây ngải diệp là gì?
Theo tạp chí Đông Y thì bên trong cây ngải diệp có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 – 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen và một số hợp chất có lợi khác.
Cây ngải diệp có nhiều công dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu… Theo kinh nghiệm cha ông để lại thì ăn rau ngải diệp có công dụng trong trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón…
Không chỉ vậy, mà còn có nhiều phương pháp sử dụng rau ngải diệp khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải diệp có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải diệp tươi.
Sử dụng rau ngải diệp có nhiều công dụng tốt đối với cơ thể nhưng người bệnh không nên lạm dụng ngải diệp, việc ăn rau ngải diệp quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra những công dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải diệp nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.
Người bệnh chỉ nên ăn rau ngải diệp từ 1-2 lần trong một tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải diệp khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, đặc biệt không nên lạm dụng
Ngải diệp có thể chữa bệnh gì?
Những bài thuốc từ rau ngải diệp
Có rất nhiều bài thuốc khác nhau sử dụng ngải diệp để trị những bệnh lý. Người bệnh nên gặp thầy thuốc YHCT để được chẩn trị và kê đơn phù hợp, sau đây là những bài thuốc trị các bệnh lý thường gặp trong cuộc sống:
- Trị mụn cóc, mụn cơm: Rau ngải diệp giã nhỏ ra rồi đắp lên mụn cóc hoặc mụn cơm hằng ngày, thực hiện liên tục từ 3-10 ngày sẽ có hiệu quả;
- Trị mụn trứng cá: Giã rau ngải diệp rồi đắp lên mặt tại vị trí bị mụn trứng cá, chờ 20 phút rồi rửa sạch với nước. Kiên trì thực hiện cho đến khi hết mụn;
- Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy: Ngải diệp sau khi giã nát, vắt lấy nước rồi hòa chung với nước tắm hằng ngày. Sau khi thực hiện liên tục trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả;
- Trị bong gân: Lá ngải diệp tươi giã dập hoặc lá ngải diệp khô tẩm rượu sau đó bó vào vị trí bong gân, thực hiện một lần trong ngày, nếu chỗ bong gân có hiện tượng đau và sưng tấy thì có thể bó hai lần trong ngày. Có thể thay thế rượu bằng giấm, hiệu quả đạt được tương tự nhau;
- Dưỡng da: Ngải diệp rửa sạch và trần qua, sau đó thái nhỏ và đun sôi với 500ml nước trong khoảng 20 phút. Sau đó lọc bỏ bã, để nguội và sử dụng như nước hoa hồng;
- Trị cảm cúm: Sử dụng ngải diệp, lá khuynh diệp, vỏ bưởi đun với 2 lít nước sau đó dùng để xông trong vòng 15 phút. Làm liên tục từ 2-3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Thông tin về cây ngải diệp tại mục Hỏi đáp Y dược đông Y của website thaythuoc chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh không nên tự ý làm theo!
Nguồn:Thaythuoc.edu.vn tổng hợp