Danh mục
Trang chủ >> Hỏi Đáp Y Dược >> Chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc về bệnh bạch hầu

Chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc về bệnh bạch hầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hiện nay, theo cập nhật thì bệnh bạch hầu đang có xu hướng HOT trở lại ở một số tỉnh thành đặc biệt là 8 ca mắc tại hai xã Quảng Hòa và Đắk R’ Măng, huyện Đắk Glong, 1 ca tử vong là bé gái 9 tuổi sinh sống tại thôn 6, xã Quảng Hòa.

Các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur xin được đồng hành giải đáp một số thắc mắc về bệnh bạch hầu như sau:


Hình ảnh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là gì?

Để trả lời câu hỏi bệnh bạch hầu là gì, những chuyên gia Y tế tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur giải đáp câu hỏi trên tại mục hỏi đáp y dược như sau: Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, những màng niêm mạc khác như kết mạc thậm chí là bộ phận sinh dục. Những ca bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Viêm họng, mũi, thanh quản với triệu chứng họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ bệnh nhân.
  • Bệnh nhân khi khám thấy giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt.
  • Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ với triệu chứng lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có triệu chứng toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.

Bệnh bạch hầu lây như thế nào?

Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh. Bổ sung thêm ý kiến cho lời giải đáp của vấn đề “Bệnh bạch hầu lây như thế nào?” thì bác sĩ Anh Tú – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ngoài phương pháp lây trên thì loại vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của bệnh nhân. Vi khuẩn bạch hầu lây truyền xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Bình thường sau 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua những hình thức được bác sĩ Tú chia sẻ bên trên.


Vi khuẩn bạch hầu lây như thế nào?

Triệu chứng của bệnh bạch hầu là gì?

Chia sẻ tại Tin tức Y dược, Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng chia  sẻ thêm đến bạn đọc các triệu chứng để mọi người có thể nhận biết được bệnh bạch hầu sớm như là: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn.

Cụ thể: Quá trình mắc bệnh bạch hầu như sau:

Sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của bệnh nhân dài, dễ chảy máu và dính (lưu ý: đây là biểu hiện quan trọng nhận biết bạch hầu).

Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để chữa trị bạch hầu hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí bạch hầu có thể gây tử vong. Khi giai đoạn chuyển nặng cũng là lúc bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần…

Biến chứng của bệnh bạch hầu là gì?

Chữa trị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận sai cách, phát hiện muộn là các yếu tố chính gây biến chứng bệnh bạch hầu hiện nay,. Có thể kể đến như:

  1. Viêm cơ tim, bệnh tim mạn tính, suy tim
  2. Tổn thương hệ thần kinh,
  3. Dẫn truyền cơ tim,
  4. Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận
  5. Đột ngột trụy tim mạch
  6. Tử vong

Tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh bạch hầu

Biện pháp dự phòng cần được thực hiện phòng bệnh bạch hầu cụ thể như:

  • Mọi cơ quan tổ chức nên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên về bệnh.
  • Vệ sinh phòng bệnh
  • Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường theo dõi, phát hiện bệnh sớm
  • Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh bạch hầu đúng lịch đúng độ tuổi đặc biệt là đối với trẻ em.
  • Cần phương pháp ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau khi chữa trị kháng sinh thích hợp
  • Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, bệnh nhân
  • Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của bệnh nhân bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn

Tóm lại, theo chia sẻ trên chúng ta có thể thấy mức độ nguy hiểm của bệnh bạch hầu là gì. Các chuyên gia tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay chính là tiêm chủng vacxin phòng bệnh là phương pháp phòng bệnh bền vững với kháng thể bên trong cơ thể của mỗi người. Người lớn nên tiêm nhắc lại sau 10 năm.

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm, thông tin chia sẻ chỉ mang tình chất tham khảo, nguồn thao khảo từ trung tâm phòng chống dịch bệnh CDC !

Được Thầy thuốc – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc!

Có thể bạn quan tâm

Ngứa toàn thân từng cơn vào ban đêm, có phải dị ứng?

Ngứa toàn thân ban đêm là vấn đề phổ biến, khiến người bệnh khó chịu …