Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn như thế nào?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hóa khiến bệnh nhân mót rặn, phân lỏng, nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân. Vậy chăm sóc bệnh nhân này như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh lỵ trực khuẩn

Nguyên nhân bệnh lỵ trực khuẩn

Bệnh lỵ trực khuẩn do trực khuẩn lỵ Shigella gây nên, là trực khuẩn Gram âm, có nội độc tố. Trực khuẩn lỵ thường gây nên những vụ dịch lớn, bệnh nặng hơn, kéo dài hơn tỷ lệ tử vong cao hơn. Theo nghiên cứu Tây Y, loại trực khuẩn này tồn tại trong nước ngọt, rau sống, thức ăn từ 7-10 ngày ở nhiệt độ phòng, ở đồ vải bẩn trong đất tới 6-7 tuần. Tuy vậy, trực khuẩn lỵ lại bị tiêu diệt nhanh trong nước sôi, ánh sáng mặt trời và các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Bệnh có mặt ở khắp nơi trên thế giới, nhưng dễ dàng gây dịch ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường và thực phẩm kém. Nguồn gây bệnh gồm hai đối tượng là người bệnh và người lành mang bệnh. Người bệnh là nguồn lây bệnh quan trọng thải vi khuẩn trong suốt thời gian mang bệnh và phục hồi khoảng 6 tuần lễ. Bệnh lây chủ yếu trực tiếp từ bệnh nhân sang người lành qua tay bẩn do tiếp xúc với phân, đồ dùng của bệnh nhân hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, ruồi nhặng. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ em dưới 3 tuổi, người già và trẻ em khi mắc bệnh thường sẽ bị nặng hơn những người khác do bị mất nước và nhiễm độc. Bệnh để lại miễn dịch yếu, không bền vững, miễn dịch chỉ tồn tại được từ 1-2 năm.

Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 12-72 giờ trung bình từ 1-5 ngày. Thời điểm này bệnh không có triệu chứng gì nên không thể phát hiện bệnh.

Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn

Triệu chứng lâm sàng bệnh lỵ trực khuẩn

Thời kỳ khởi phát kéo dài từ 1-3 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu như: hội chứng nhiễm trùng bệnh nhân sốt cao 39-40 độ, buồn nôn hoặc nôn, toàn thân mệt nhọc, đối với trẻ nhỏ có thể co giật, sốt cao; triệu chứng tiêu hóa đi ngoài phân lỏng hoặc phân toàn nước vàng kèm theo đau bụng có thể dẫn tới mất nước mất điện giải.

Thời kỳ toàn phát các triệu chứng rõ ràng hơn đầy đủ các hội chứng hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc; hội chứng lỵ điển hình, hội chứng mất nước mất điện giải.

  • Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc: bệnh nhân sốt cao từ 39-40 độ C, gai rét, môi khô, lưỡi bẩn, hốc hác suy sụp nhanh. Bệnh nhân thấy nhức đầu, người mệt mỏi, mất ngủ và chán ăn.
  • Hội chứng lỵ điển hình: đau bụng quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng, rất khó chịu và thường sẽ hết sau mỗi lần đi ngoài. Mót rặn ngày càng nhiều, làm bệnh nhân phải đi ngoài nhiều lần, có thể dẫn đến sa trực tràng ở người già suy kiệt. Đi ngoài nhiều lần từ 10-40 lần/ngày, số lượng phân ngày càng ít dần, đầu tiên sệt, sau đó không có phân, chỉ còn nhày và máu lờ lờ như máu cá, nhầy lẫn máu với không có ranh giới rõ ràng, đôi khi là nước màu hồng như nước rửa thịt.
  • Hội chứng mất nước và điện giải: bệnh nhân khát nước, môi khô, đái ít, mạch huyết áp bình thường.

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn như thế nào?

Để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh thì các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược đã chia sẻ cách chăm sóc người bệnh như sau:

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn như thế nào?

Chăm sóc bệnh nhân lỵ trực khuẩn như thế nào?

  • Bồi phụ nước và điện giải cho bệnh nhân: cho bệnh nhân uống oresol hoặc uống các dung dịch thay thế. Nếu bệnh nhân phải truyền dịch chuẩn bị dung dịch đẳng trương. Theo dõi tính chất phân, số lượng phân của bệnh nhân, vệ sinh thân thể quanh hậu môn sạch sẽ vùng cùng cụt. Để bệnh nhân nằm buồn yên tĩnh, có đặt bô sẵn sàng để tiện đi vệ sinh.
  • Giúp bệnh nhân hạ sốt: chườm ấm cho bệnh nhân, nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng, nếu chưa hạ sốt vẫn sốt cao cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Theo dõi tình trạng tri giác của người bệnh, đánh giá dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn, vẻ mặt hốc hác.
  • Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân: động viên tinh thần bệnh nhân đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ thành phần, tăng cường protein, khuyến khích bệnh nhân ăn các thực phẩm dễ tiêu như súp, cháo, đặc biệt là trẻ em nên ăn nhiều, chia nhỏ bữa ăn tránh suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, cần hướng dẫn bệnh nhân và gia đình người bệnh vệ sinh bàn tay, môi trường xung quanh đảm bảo vệ sinh tránh lây nhiễm nguồn bệnh cho người xung quanh. Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh gia đình tẩy uế  và xử lý phân tại nhà.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Một số bài thuốc Đông y từ dược liệu Mạch môn

Mạch môn là loại dược liệu Đông y thân thảo được sử dụng trong nhiều bài …