Táo bón là nỗi ám ảnh của tất cả mọi người, đặc biệt là những chị em phụ nữ đang mang thai, theo đó chúng không chỉ gây ra phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.
- Thầy thuốc bật mí công dụng chữa bách bệnh của cây lục lạc ba lá
- Thầy thuốc bật mí cách dùng tỏi chữa cảm lạnh nhanh hơn “thần dược”
- Thầy thuốc bật mí phương pháp ngăn chặn cơn hen suyễn cực hiệu quả
Những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu
Những nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu
Theo các bác sĩ Tây y, có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở mẹ bầu bởi trong quá trình mang thai nồng độ hormone Progesterone tăng lên để giữ thai đồng thời lại gây giãn cơ trơn thành ruột khiến cho ruột giảm co bóp, không đẩy được phân ra ngoài gây táo bón. Ngoài ra vì sợ động thai, nhiều mẹ bầu không dám vận động, đây cũng là một nguyên nhân gây ra táo bón thai kỳ.Theo đó, rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai luôn giữ tâm lý căng thẳng, stress khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không ổn định. Mặt khác khi thai phát triển to hơn, tử cung chèn ép vào một số thần kinh, tĩnh mạch chiếm chỗ của hệ tiêu hóa trong ổ bụng làm thức ăn di chuyển chậm cũng gây ra táo bón.
Ngoài những nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai kể trên thì còn có thể do ảnh hưởng tác dụng phụ khi uống sắt. Việc bồi bổ không khoa học, tăng nhiều chất đạm nhưng lại giảm chất xơ. Trên thực tế, tình trạng táo bón ở người mang bầu không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chúng có thể dẫn đến sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai. Đặc biệt nếu tình trạng này diễn ra quá lâu, khối phân tồn đọng lại trong trực tràng lâu ngày sẽ sản sinh chất độc, ngấm ngược trở lại gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế các chuyên gia Hỏi đáp Y Dược khuyến cáo mẹ bầu nên cải thiện chứng bệnh này, tránh để nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Những điều mẹ bầu nên làm để tránh tình trạng táo bón trong thai kỳ
Những điều mẹ bầu nên làm để tránh tình trạng táo bón trong thai kỳ
Vì có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi nên mẹ bầu cần cải thiện chứng bệnh này bằng các việc làm sau đây:
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể, mẹ nên uống khoảng từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước khoáng, nước rau, nước ép hoa quả.
- Bổ sung dinh dưỡng bằng các thực phẩm giàu chất xơ, hoa quả, rau xanh, ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sử dụng dầu oliu trong các món ăn chiên, xào, không sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas..
- Bổ sung các vi khuẩn lợi ruột bằng cách sử dụng các loại sữa chua ăn, uống.
- Vận động nhẹ nhàng trong thời gian mang thai như đi bộ, yoga cho người mang thai…
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tập thói quen từ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bằng cách đi vệ sinh đúng giờ, giảm bớt căng thẳng, stress, sử dụng các thực phẩm chức năng phù hợp với cơ thể, có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc Đông y. Nếu cải thiện bằng những cách trên không đem lại hiệu quả thì mẹ bầu nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám, điều trị, không nên để tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn