Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Căn bệnh parkinson ở người cao tuổi và cách điều trị bệnh như thế nào

Căn bệnh parkinson ở người cao tuổi và cách điều trị bệnh như thế nào

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Bệnh parkinson với những biểu hiện khá rõ rệt thường gặp ở người cao tuổi, bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Bệnh parkinson với những biểu hiện rõ ràng

Bệnh parkinson với những biểu hiện rõ ràng

Theo tin tức y dược Việt Nam thì người bệnh parkinson thường có các biểu hiện như run tay chân không kiểm soát bệnh cần có phác đồ điều trị cẩn thận.

Khái niệm về bệnh parkinson

Con người có thể cử động nhanh nhẹn, linh hoạt được là do các tế bào thần kinh khỏe mạnh  trong não điều khiển. Trong đó, có một số tế bào thần  kinh sản xuất ra một chất hóa học gọi là dopamin, và chính chất dopamin này giúp cho não của chúng ta điều khiển các cử động nhanh nhẹn.

Khi mắc phải bệnh Parkinson, các tế bào thần kinh này chết dần nên chất dopamin cũng  giảm dần, do đó người bệnh không còn cử  động nhanh nhẹn như trước nữa mà trở nên  chậm chạp, khó khăn hơn. Vì vậy có thể hiểu bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa tiến triển của não.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh parkinson

– Đầu cứng và run.

– Thân khom ra trước.

– Chân tay cứng và run.

– Tay gấp ở khuỷu ít đu đưa.

– Háng, đầu gối gấp nhẹ.

– Chân lê bước ngắn.

– Rối loạn bước đi và thăng bằng.

Bệnh parkinson với những biểu hiện như run tay chân

Bệnh parkinson với những biểu hiện như run tay chân

 Bệnh parkinson được điều trị như thế nào

Giáo sư thần kinh học Gunther Deushcl từ Trường đại học Christian-Albrechts ở Kiel (Đức) và các đồng nghiệp ở Pháp tiến hành nghiên cứu 251 đối tượng trong vòng 2 năm. Đây là những bệnh nhân tại Đức và Pháp mắc bệnh Parkinson khoảng 7 năm.

Nhóm nghiên cứu đã cấy ghép vào não của một số đối tượng thiết bị điện kích thích não sâu; trong khi một số đối tượng khác chỉ điều trị bằng thuốc. Thiết bị được cấy ghép tương tự như thiết bị điều hòa nhịp tim, kết nối với những điện cực được đặt vào những nơi nhất định trong não. Thiết bị kết nối với một pin nhỏ đặt dưới da ở ngực hoặc ở bụng để phát ra những tín hiệu điện nhẹ nhằm kích thích não. Một thiết bị cầm tay sẽ được dùng để mở hoặc tắt thiết bị.

Khi hoạt động, thiết bị sẽ ngăn những tín hiệu thần kinh bất thường có thể dẫn đến những triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy những đối tượng được cấy ghép thiết bị trên đã cải thiện được 26% chất lượng sống (như đi lại, nói chuyện, viết), so với tình trạng không cải thiện ở những người chỉ điều trị bằng thuốc.

Bệnh parkinson và cách chữa trị

Bệnh parkinson và cách chữa trị

Các biến chứng của bệnh parkinson

Sa sút trí tuệ là một trong những biến chứng xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson giai đoạn trễ (Ảnh minh họa)

Các biến chứng thường xảy ra ở những  bệnh nhân Parkinson giai đoạn trễ. Bao gồm:

– Té ngã: rất thường gặp, gây chấn thương, gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi ở người lớn tuổi.

– Sa sút trí tuệ (suy giảm trí nhớ)

– Nhiễm trùng phổi, đường tiểu

– Sụt cân, suy kiệt

– Ngoài ra còn xuất hiện các biến chứng do  điều trị thuốc levodopa như dao động vận động, loạn động. Biến chứng này thường khó tránh vì hầu hết bệnh nhân đều cần điều trị levodopa trong một thời gian dài, nói cách khác là dùng levodopa suốt đời.

Xã hội phát triển cùng với sự tiến bộ của y học đã đẩy lùi một số căn bệnh nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe của con người như: Lao, phong…Hy vọng trong tương lai y học sẽ tìm ra loại thuốc đặc trị căn bệnh Parkison góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Quý độc giả tìm hiểu thêm về bệnh parkinson hãy truy cập tại đây :

http://suckhoenguoicaotuoi.edu.vn/benh-parkinson/

Nguồn : https://thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Tác hại của khí thải NOx đối với sức khỏe là gì?

Khí thải nitơ oxit (NOx) bao gồm chủ yếu là nitơ oxit (NO) và nitơ …