Danh mục
Trang chủ >> Tây Y >> Cách phòng tránh và điều trị bệnh viêm khớp ở người già

Cách phòng tránh và điều trị bệnh viêm khớp ở người già

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Bệnh viêm khớp là một căn bệnh phổ biến ở người già do tuổi già xương khớp đã lão hóa. Biểu hiệu là đau mỏi tay chân, nhức xương khớp mỗi khi thay đổi thời tiết. Vậy phòng tránh và điều trị bệnh viêm khớp ở người già như nào?

dau-nhuc-xuong-khop-la-benh-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi
                                                     Bệnh viêm khớp ở người già

Nguyên nhân bệnh viêm khớp ở người già

Khi về già, chức năng cũng như cấu tạo khớp đều có sự thay đổi, khớp trở nên kém linh động hơn, tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực nên dễ bị tổn thương, sụn trở nên đục màu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau.

Nhiều người bị viêm khớp mà không để ý hoặc biết nhưng chủ quan, xem thường vì vậy không biết để chăm sóc khớp đúng cách. Cộng thêm với thời tiết thay đổi lại làm cơn đau khớp trở nên dữ dội hơn.

Người già bị mắc các bệnh về khớp mạn tính như thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống hoặc ung thư cột sống …. Vì vậy mỗi khi thời tiết thay đổi, gió mùa, áp thấp nhiệt đới bất thường thì những khó chịu vùng khớp bị tổn thương xảy ra nhiều hơn.

Loãng xương cũng là một nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp thường xuyên ở người già.

Theo các thầy thuốc, ngoài ra những người bị béo phì, thừa cân, hồi trẻ bị chấn thương khớp, tật bẩm sinh, mắc các bệnh về chuyển hóa, di truyền cũng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới các khớp xương. Người ta cũng thấy rằng, nếu một người lúc trẻ tuổi vì một lý do nào đó liên tục bị chấn thương ở khớp dù nhẹ , người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc đều dễ có nguy cơ bị viêm khớp, đau khớp khi tuổi cao.

nguyen-nhan-benh-viem-khop-o-nguoi-gia
                                            Nguyên nhân bệnh viêm khớp ở người già

Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp ở người già

Để phòng ngừa các bệnh về khớp thường gặp ở người lớn tuổi phải tuân thủ một số chế độ ăn uống, hoạt động và tập luyện hợp lý.

  1. Chế độ ăn, uống:

Phải tránh các thức ăn chiên xào, các thức ăn chế biến sẵn, tránh ăn nhiều muối và các phụ gia, giảm axit béo từ động vật, giảm đường và các carbonhydrat khác, không uống rượu, bia và thuốc lá, thay vào đó ăn các thức ăn luộc, ăn nhiều rau quả, tăng các loại đậu như là đậu đỏ, đậu que, đậu phộng, đậu nành…

Ăn nhiều thực phẩm có nhiều vitamin C và E như đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc. Nên dùng các thực phẩm có nhiều Omega 3 như dầu ô liu, các loại hạt, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích.

Các thực phẩm góp phần giảm đau khớp như cá hồi, dầu ôliu, nghệ, sữa, hành tây, tỏi, quả mâm xôi, dâu tây, bông cải xanh, anh đào, ớt đỏ…

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin và chất khoáng để bồi dưỡng sụn khớp.

Uống đủ nước 2-3 lít ngày để các khớp duy trì mật độ nước tại sụn khớp, làm cho khớp trơn tru.

  1. Thường xuyên vận động:

Việc tập luyện không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ, khớp. Tập luyện hàng ngày giúp tăng cường và củng cố hoạt động dẻo dai của các khớp. Luyện tập được xem như một liều thuốc quý rất bổ ích cho sức khỏe con người và cực kỳ công hiệu trong việc giảm đau các khớp.

Tập luyện phải phù hợp với tuổi tác của người cao tuổi, tập nhẹ nhàng như tập Yoga, đi bộ, tập co dãn các khớp… Phải tập luyện thường xuyên để cho các khớp và hệ cơ luôn mạnh khỏe, dẻo dai.

Điều trị bệnh viêm khớp ở người già

benh-viem-khop-o-nguoi-gia-kham
                    Cách phòng ngừa bệnh viêm khớp ở người già

Chỉ có bác sĩ chuyên khoa xương khớp mới là các chuyên gia phát hiện đúng và điều trị kịp thời các bệnh xương khớp cũng như có thể tư vấn hiệu quả cho người bệnh. Việc xác định các yếu tố phát triển bản thân và môi trường là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh khác cũng giúp cho người thầy thuốc đánh giá được một cách toàn diện khả năng mắc bệnh, tiên lượng được mức độ nặng nhẹ của bệnh từ đó có chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

– Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại tại khớp, đây là phương pháp dễ thực hiện tại nhà, nhưng để sử dụng thành thạo cần có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Phương pháp này có tác dụng giảm đau và giãn cơ tại các khớp bị đau, chú ý nhiệt độ chườm nóng và khoảng cách từ đèn hồng ngoại tới khớp nếu quá nóng có thể làm bỏng da, thời gian một lần chiếu đèn hoặc chườm nóng là 30 phút, ngày 1-3 lần.

– Về Tây y sẽ điều trị bằng việc dùng thuốc kháng viêm giảm đau và chế độ tập luyện thích hợp. Việc điều trị bằng thuốc nếu sau 2 hoặc 3 tháng không hiệu quả sẽ phải sử dụng đến biện pháp mổ xẻ, hiện tại có nhiều cách như làm nội soi cắt hoặc mạc và làm sạch sụn hư bằng sóng radio cao tần, khoan xương cho chảy máu với hy vọng sụn sẽ mọc ra.

Hiện nay có rất nhiều các biện pháp điều trị và dự phòng có hiệu quả các bệnh xương khớp ở người cao tuổi. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như khí công, thái cực quyền thường có hiệu quả lớn ở những người cao tuổi nên bạn có thể vận động người già trong gia đình tham gia các buổi tập luyện đó vừa giúp tăng cường sức khỏe và giải tỏa giúp tinh thần thoải mái hơn.

Nguồn:  Cao đẳng Dược Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Kháng sinh nào được lựa chọn trong điều trị viêm mũi họng

Điều trị viêm mũi họng và viêm xoang cần sử dụng đến kháng sinh cũng …