Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Bạn đã hiểu đúng về SARS-CoV-2?

Bạn đã hiểu đúng về SARS-CoV-2?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Cô-rô-na gây ra (vi-rút SARS-CoV-2, dịch bệnh CO.VID-19) hiện đang lây nhiễm mạnh. Tự cập nhật kiến thức phòng tránh dịch bệnh là điều cần thiết của mỗi người.

Vi rút cô rô na chủng mới 2019

Cô-rô-na vi-rút 2019 (SARS-CoV-2) là gì?

Cô-rô-na vi-rút 2019 (SARS-CoV-2) là một loại vi-rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây nhiễm từ người sang người. Vi-rút này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Ngoài chủng cô-rô-na vi-rút mới phát hiện này, trước đó các chuyên gia y tế tại Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur cho biết trên thế đã có nhiều chủng vi-rút cô-rô-na từ trước như:

Các chuyên gia trích nguồn wikipedia về 7 chủng cô-rô-na vi-rút trên người:

  1. Vi rút cô-rô-na 229E ở người (HCoV-229E)
  2. Vi rút cô-rô-na OC43 (HCoV-OC43)
  3. Vi rút cô-rô-na SARS-CoV
  4. Vi rút cô-rô-na ở người NL63 (HCoV-NL63, cô-rô-na vi-rút New Haven)
  5. Vi rút cô-rô-na ở người HKU1
  6. Hội chứng hô hấp Trung Đông do cô-rô-na vi-rút (MERS-CoV), trước đây gọi là cô-rô-na mới 2012 và HCoV-EMC .
  7. Vi rút cô-rô-na SARS-CoV-2, còn được gọi không chính thức là 2019-nCoV hoặc nCoV-2019, viêm phổi Vũ Hán hoặc cô-rô-na vi-rút Vũ Hán.

Các chuyên gia y tế cũng cập nhật tin y tế, theo hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam tính đến 12/03/2020, tổng số ca nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Co.vid-19 trên thế giới hiện là 121.361 người mắc, 4.375 ca tử vong, 66.335 ca đã bình phục, 106 quốc gia, vùng lãnh thổ có người nhiễm.

Nguồn gốc của SARS-CoV-2 từ đâu ?

Các cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực để xác định nguồn gốc của SARS-CoV-2. Vi-rút cô-rô-na là một beta cô-rô-na vi-rút, giống như MERS và SAR, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ từ loài dơi. Vi-rút cô-rô-na là một họ vi-rút lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau bao gồm lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của vi-rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của vi-rút. SARS, một loại cô-rô-na vi-rút khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn loài từ cầy hương, trong khi MERS, một loại cô-rô-na vi-rút khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.

RNA SARS-CoV-2

Cơ chế SARS-CoV-2 lây nhiễm như thế nào?

Vi-rút này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Điều quan trọng cần lưu ý là sự lây nhiễm từ người sang người có thể xảy ra liên tục. Ở người, vi-rút lây từ người này sang người kia thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ lây nhiễm của chủng vi-rút, việc ho, hắt hơi hay bắt tay có thể khiến người xung quanh bị phơi nhiễm.

Vi-rút cũng có thể bị lây từ việc người nào đó chạm tay vào một vật mà người bệnh chạm vào, sau đó đưa lên miệng, mũi, mắt họ. Một số người chăm sóc bệnh nhân cũng có thể sẽ bị phơi nhiễm vi-rút trong quá trình xử lý các chất thải của người bệnh.

Một số triệu chứng và biến chứng SARS-CoV-2 có thể gây ra là gì?

Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc SARS-CoV-2 từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các biểu hiện này có thể xuất hiện từ 2 -> 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, có thể diễn biến đến tình trạng viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở một số người bệnh có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Khuyến cáo của Bộ y tế để chủ động phòng bệnh mà bạn nên biết              

Để chủ động phòng chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút mới cô-rô-na vi-rút tại thành phố Vũ Hán, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:         

             Rửa tay giúp đẩy lùi dịch bệnh

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, các bạn nên phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
  • Bạn nên giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
  • Bên cạnh đó, các bạn cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc gần với các trang trại nuôi động vật hoặc động vật hoang dã.
  • Một số người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Theo tin tức thầy thuốc tổng hợp và biên tập

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông y chia sẻ bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến từ trước đến nay. Việc điều trị …