Hăm tã gây nguy hiểm cho trẻ nếu không điều trị đúng cách và kịp thời. Vậy khi nào mẹ cần đưa trẻ bị hăm tã đến gặp Thầy Thuốc?
- Mách mẹ bí quyết tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả
- Làm thế nào để biết sỏi thận rơi xuống bàng quang?
- Bệnh ung thư máu có chữa khỏi hoàn toàn được không?
Khi nào mẹ cần đưa trẻ bị hăm tã đến gặp Thầy Thuốc?
Mẹ nên đưa trẻ hăm tã gặp thầy thuốc khi nào?
- Khi trẻ hăm tã và bị sốt.
- Khi trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày.
- Trẻ bị viêm, nổi nhiều mụn mủ.
- Khi vùng hăm tã của bé da bị đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng ra.
- Trẻ có thêm hiện tượng tiêu chảy.
Mẹ tuyệt đối tránh làm việc này khi bé bị hăm tã
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã nhưng nhiều nhất là do nước tiểu và phân của bé đọng lại quá lâu vì mẹ ít thay tã. Một nguyên nhân nữa do mẹ không lau khô cho bé khi tắm xong mà vội quấn tã. Mẹ không nên quấn tã quá chặt và quên thay tã quá lâu.
Nhiều mẹ nghĩ bôi phấn rôm sẽ làm khô, sạch và da đỡ hăm, tuy nhiên đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, việc bôi phấn rôm khi bé bị hăm chỉ làm bít lỗ chân lông, các vết hăm càng loét. Mẹ không nên sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến thầy thuốc và không chung kem chống hăm cho nhiều bé.
Mẹ không nên để tã bẩn quá lâu khiến bé bị hăm tã
Cách chăm sóc khi trẻ bị hăm tã
Hăm tã ở trẻ là hiện tượng phổ biến ở trẻ, nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách thì vùng da hăm của bé sẽ nhanh chóng lành lặn. Điều mẹ cần nhớ nhất là vệ sinh sạch sẽ cho bé yêu. Sau khi bé đi vệ sinh xong, mẹ nên rửa vùng kín cho bé thật nhẹ nhàng bằng khăn mềm mịn và nước ấm (nhiều mẹ có thói quen dùng khăn ướt thì nên chọn loại không mùi và không cồn, tránh kích ứng), bạn lau khô và thay tã mới.
Nếu ngón tay mẹ đã chạm vào vùng da bé bị hăm tã thì bạn không dùng lại ngón tay đó để lấy thuốc bôi nữa mà dùng ngón tay khác để lấy thêm kem tránh lây vết hẵm. Bạn nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm, rồi lại mặc bỉm mới vào. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, thoáng mát hơn và các vết hăm tã sẽ nhanh khỏi hơn.
Thay tã thường xuyên, rửa sạch và lau khô thoáng cho bé
Hướng dẫn cách phòng hăm tã cho bé
- Các mẹ nên dùng tã giấy có khả năng hút tốt vì nó sẽ khiến da của con khô lâu, thoáng mát và nên thay tã cho bé thường xuyên.
- Hạn chế dùng khăn ướt có cồn chùi cho bé khi tay tã mới hoặc khi bé đi vệ sinh.
- Mẹ có thể thoa kem chống hăm tã chứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã cho bé
- Nếu trẻ bị hăm tã nặng, khi vệ sinh xong nên nhúng mông của bé vào chậu nước có pha baking soda để giúp trung hòa axit trong phân và nước tiểu, lau khô bằng khăn mềm mịn. Để cho vùng mặc tã của bé thoáng khí một lúc rồi mới mặc tã mới vào.
- Khi mặc tã cho con, bạn nên gập cạp của bỉm ra bên ngoài để hạn chế phần cạp này cọ vào bụng của bé gây nốt ban đỏ.
Thay tã là việc làm hằng ngày, chỉ cần mẹ chú ý một chút có thể giúp phòng tránh trẻ bị hăm tã, để bé thoải mái vui chơi. Chúc bé yêu nhà bạn luôn ngoan ăn, khỏe mạnh!
Vũ Giang – Thaythuoc.edu.vn