Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Vải thiều – Công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong y học

Vải thiều – Công dụng chữa bệnh tuyệt vời trong y học

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Vải thiều là một loại trái cây được rất nhiều người Việt Nam yêu thích. Ngoài hương vị thơm ngọt hấp dẫn, Vải còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển của cơ thể. Không chỉ là một loại trái cây thơm ngon, quả vải trong y học cổ truyền còn có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Hãy cùng tôi tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng và công dụng của Vải thiều nhé!

Cây và quả Vải thiều.

1.Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Lệ chi

Tên khoa học: Litchi chinensis – Thuộc họ: Bồ hòn (Sapindaceae)

Trong lịch sử Việt Nam, Vải thiều đã gắn liền với 2 nhân vật lịch sử quan trọng là Mai Thúc Loan và Nguyễn Trãi. Mai Thúc Loan ban đầu là một phu khuân vải cống nạp cho nhà Đường của Trung Quốc. Ông đã lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa và sau đó lên ngôi lấy hiệu là Mai Hắc Đế. Quả vải còn được biết đến Nguyễn Trãi liên quan đến qua vụ án Lệ Chi Viên ở Việt Nam

1.1. Mô tả thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Cây Vải là cây thân mộc có kích thước trung bình, cao 15-20 m, Lá mọc so le hình lông chim, dài 14-25 cm với 2-8 lá chét dài 6-10 cm. Lá non màu đỏ đồng, khi trưởng thành chuyển xanh lục. Hoa nhỏ màu trắng ánh xanh lục hoặc trắng ánh vàng, mọc thành chùy hoa dài tới 30 cm.

Quả vải là loại quả hạch, hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3-4 cm, đường kính 3 cm. Vỏ bên ngoài có màu đỏ, sần sùi, dễ bóc. Cùi thịt màu trắng mờ, ngọt, giàu vitamin C, có kết cấu giống nho. Hạt màu nâu, dài 2 cm, đường kính 1-1,5 cm, có độc tính nhẹ và không nên ăn. Vải chín từ tháng 6 đến tháng 10, khoảng 100 ngày sau khi ra hoa vào tháng 3.

1.2. Phân bố sinh trưởng

Vải là cây ăn quả có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, là cây thân gỗ vùng nhiệt đới,, sau đó lan rộng sang Đông Nam Á và Nam Á. Hiện nay, vải được phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, miền Nam Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Philippines, Madagascar, và Nam Phi. Ngoài ra, vải cũng được trồng ở Florida và Hawaii (Mỹ) và miền Đông Australia. Vải phát triển tốt trong khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi không có sương giáhoặc chỉ có mùa đông rét nhẹ với nhiệt độ không dưới -4°C, mùa hè nóng, nhiều mưa và độ ẩm cao. Cây ưa đất thoát nước tốt, hơi chua, giàu chất hữu cơ.

Ở Việt Nam, từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 vải được mới được du nhập vào. Hiện nay, vải trồng nhiều ở Lục Ngạn (Bắc Giang), Chí Linh và Thanh Hà (Hải Dương), và nhiều nơi khác. Giống vải thiều trồng tại Thanh Hà, Hải Dương được ưa chuộng nhất, có hương vị thơm và ngọt hơn so với các khu vực khác. ở một vài nơi, Vải còn được trồng làm cây cảnh và bán tươi tại các chợ khu vực, siêu thị phương Tây. Quả vải đông lạnh có vỏ chuyển thành màu nâu sẫm nhưng mùi vị không thay đổi, và vải đóng hộp được bán quanh năm.

  1. Bộ phận dùng

Thường được sử dụng Quả Vải dưới 2 dạng: tươi và khô.

– Dùng để ăn: Cả vải tươi và khô đều có thể ăn được.

– Dùng làm thuốc: Thường sử dụng vải khô.

– Dù được sử dụng để ăn hay làm thuốc, vải tươi hay khô đều cần được dùng với liều lượng thích hợp. Quả vải chín rộ từ giữa tháng 6 đến giữa tháng 7, với thời gian thu hoạch ngắn, chỉ khoảng 2 tuần.Quả vải thiều nhỏ, vỏ sần, chín màu đỏ, hạt đen tuyền hoặc không hạt, cùi trắng dày, ngọt, thơm đặc biệt. Vải thường được sấy khô để bảo quản.

  1. Thành phần dinh dưỡng

Mặc dù có ngoại hình nhỏ bé, Vải thiều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo USDA, trong 100g Vải thiều trung bình có chứa:

Năng lượng: 66 kcal, Carbohydrate: 16.5 g

Chất đạm: 0.8 g, Đường: 15.2 g

Chất xơ: 1.3 g, Chất béo: 0.4 g

Và Các khoáng chất vi lượng: canxi, selen, kẽm, mangan, sắt, đồng và magie. Vải chưa chín chứa hypoglycin A, có thể gây độc nếu ăn quá nhiều. Theo NutritionFacts.org, ăn 30 quả vải chín một lần là quá nhiều đối với trẻ em, trong khi người lớn chỉ nên ăn dưới 200 quả một lần.

  1. Quả Vải thiều có công dụng gì?

Theo y học cổ truyền, quả Vải có đặc tính đại nhiệt, với hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải, nên cần

thận trọng khi làm thuốc. Cùi vải có vị ngọt, không độc và có nhiều công dụng:

– Tốt cho tim, làm ấm tỳ, bổ thận, bổ máu, dưỡng gan

– Giải khát, giúp tinh thần tỉnh táo và minh mẫn

– Tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tăng cường sinh lực, tráng dương

– Tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc

Từ xa xưa, Vải thiều là loại quả quý được vua chúa yêu thích. Tương truyền rằng Dương Quý Phi, vì quá yêu thích loại quả này, đã ban cho nó tên “phi tử tiếu” (Nụ cười quý phi). Sử sách ghi lại rằng vải thiều có “vỏ ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải trong suốt như thủy tinh, như giáng tuyết.” .Vải thiều chứa chất chống oxy hóa và nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe.

Một số lợi ích sức khỏe của nó. Dưới đây là

Điều hòa huyết áp

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Quả vải rất giàu potassium (kali), một khoáng chất cần thiết giúp điều hòa huyết áp. Một tô quả vải cung cấp khoảng 325 mg kali, tương đương khoảng 9% nhu cầu kali hàng ngày được khuyến nghị. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên người có huyết áp cao nên tiêu thụ thực phẩm giàu kali như quả vải. Vải cũng chứa ít sodium (natri), lý tưởng cho việc điều hòa và kiểm soát huyết áp.

Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ

Ăn 1.5 đến 2.5 cốc trái cây và 2 đến 4 cốc rau mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và một số loại ung thư. Chất chống oxy hóa trong quả vải cải thiện hệ miễn dịch, làm chậm bệnh đục thủy tinh thể và phòng chống các bệnh tim mạch.

Chuyển hóa glucose và bệnh tiểu đường

Vải thiều có chỉ số đường huyết thấp (50), là lựa chọn phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường khi tiêu thụ một cách hợp lý.Chiết xuất hạt vải thiều có thể giảm kháng insulin, hữu ích cho các vấn đề mạch máu liên quan đến tiểu đường. Vải chưa chín chứa hypoglycin A, có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em suy dinh dưỡng.

Phòng ngừa và chống ung thư.

– Vải thiều chứa flavonoid, giúp điều trị ung thư vú và vitamin C, giúp ngăn ngừa ung thư.

– Vải còn tốt cho xương, da và các mô cơ thể, ngăn ngừa cảm lạnh, sốt, viêm họng và giảm đau

– Chiết xuất quả vải có khả năng chống ung thư, nhưng cần thêm nghiên cứu để xác minh công dụng này.

Giảm trào ngược, cầm tiêu chảy:

Theo y học cổ truyền, quả vải có tính ấm bồi bổ hệ tiêu hóa, giúp giảm trào ngược và là một món ăn thực dưỡng tốt cho người bị nôn oẹ và tiêu chảy. Vải và long nhãn tươi và khô đều chứa xơ, giúp cải thiện sức khỏe của ruột, làm giảm cholesterol và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột.

Giảm cân và làm đẹp da

Giảm cân: Quả vải thiều giàu polyphenol, có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, vòng bụng và mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và bệnh tim

Làm đẹp da: Chất chống ôxy hóa trong vải giúp da khỏe mạnh, giảm nếp nhăn. Các chất dinh dưỡng như thiamin, niacin và đồng trong vải cung cấp độ ẩm, tăng tốc độ làm liền da và giúp da trở nên trẻ trung hơn.

Cung cấp Vitamin C

Quả vải là một nguồn cung cấp vitamin C quan trọng. Một khẩu phần 100 gram vải thiều cung cấp vitamin C khoảng 71.5 miligam, gần phù hợp nhu cầu hàng ngày của người lớn.

Cải thiện sức khỏe gan

Polyphenol chứa trong Vải thiều, một loại chất chống oxy hóa, có vai trò bảo vệ và tăng cường sức khỏe gan và tuyến tụy. Một nghiên cứu trên chuột vào năm 2017 đã chứng minh rằng chiết xuất từ vải  thiều có khả năng tăng khả năng phục hồi tế bào gan bị tổn thương và điều trị gan nhiễm mỡ và  sẹo gan tốt hơn so với cây kế sữa (silymarin) – một phương pháp điều trị chống oxy hóa thông thường cho các triệu chứng viêm gan.

Vải thiều giúp cải thiện và bảo vệ tăng cường gan

  1. Lưu ý khi sử dụng vải thiều

Vải thiều không chỉ là một loại trái cây phổ biến và được ưa chuộng ở Việt Nam, nhưng khi sử dụng cần chú ý các điều sau:

– Giảm lượng đường trong máu: Vải thiều có khả năng giảm lượng đường trong máu, nhưng cần thận trọng với việc ăn quá nhiều, đặc biệt là đối với người điều trị bệnh tiểu đường.

– Nguy cơ gây độc ở trẻ em: Việc ăn quả vải chưa chín có thể gây ra tác động thần kinh cấp tính và thậm chí gây tử vong ở trẻ em do chứa hợp chất hypoglycin A. Vì vậy, cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều quả vải chưa chín.

– Thận trọng với thuốc: Người sử dụng các loại thuốc như chống đông máu, chống viêm, hoặc điều trị ung thư cũng cần thận trọng khi ăn vải thiều vì nó có thể tương tác với thuốc.

– Cảnh báo về phản ứng dị ứng: Một số trường hợp hiếm hoi có thể gặp phản ứng dị ứng với vải thiều, nên chú ý nếu có dấu hiệu không bình thường sau khi tiếp xúc với quả này.

Tóm lại, Vải thiều không chỉ là một loại trái cây phổ biến được ưa chuộng ở Việt Nam vì hương vị thơm ngọt, mà còn vì chứa đựng nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu thụ vải cần phải có mức độ và cân nhắc. Tiêu thụ quá nhiều hoặc không đúng cách có thể gây hại, đặc biệt là đối với những nhóm đối tượng nhạy cảm như trẻ em, người già,và người có vấn đề về sức khỏe liên quan đến nhiệt hoặc đang điều trị, cần tư vấn y tế trước khi tiêu thụ vải để tránh tình trạng không mong muốn./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Cây Ba gạc: Vị thuốc quý chữa cao huyết áp

Ba gạc là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác …