Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Tiêu lốt: Dược liệu giúp tăng cường miễn dịch mùa Covid-19

Tiêu lốt: Dược liệu giúp tăng cường miễn dịch mùa Covid-19

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Cây tiêu lốt được biết tới là dược liệu sử dụng trong một số bài thuốc Đông Y, ngoài ra tiêu lốt được sử dụng cho một số trường hợp suy giảm miễn dịch. Vậy cây tiêu lốt là gì và có công dụng ra sao?

Hình ảnh cây quả lá tiêu lốt

Đặc điểm của cây tiêu lốt 

Theo sách Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam có mô tả chi tiết về tiêu lốt như sau: Cây tiêu lốt thuộc loại thân thảo, phần gốc mọc bò. Thân cành tiêu lốt mang hoa, không lông, đứng thẳng, có thể cao 2 đến 4 m. Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá tiêu lốt hình trứng, thuôn, dài khoảng 6 đến 7.5 cm, rộng 3 đến 5 cm. Gốc tiêu lốt hình quả tim, hơi lệch một bên. Đầu lá tiêu lốt nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Lá có 5 đến 7 gân

Cụm hoa tiêu lốt mọc thành bông. Hoa đơn tính. Hoa tiêu lốt đực dài khoảng 3.5 cm, có trục nhẵn, lá bắc tròn, có 2 nhị. Hoa tiêu lốt cái ngắn hơn, khoảng 1.5 cm, có cuống ngắn.

Cụm quả tiêu lốt có hình trụ, hơi cong, do nhiều quả mọng nhỏ tập họp tạo thành, dài 1.5 đến 3.5 cm, đường kính 0.3 đến 0.5 cm, mặt ngoài quả tiêu lốt màu đen hay nâu. Gốc cụm quả tiêu lốt có cuống còn sót lại hay vết của cuống đã rụng. Quả tiêu lốt mọng nhỏ, hình cầu. Hạt tiêu lốt tròn hay gần như tròn cỡ 2 đến 2,5 mm.

Công dụng của quả tiêu lốt là gì?

Theo Đông Y, tiêu lốt có vị cay, tính nóng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống nên được sử dụng trong chữa trị một số bệnh về hô hấp như viêm xoang, đau lỗ mũi, hốc mũi… và một số bệnh về tiêu hóa như đau bụng, lạnh bụng gây nôn thổ, nôn ra nước chua, tiêu chảy, lỵ, sôi bụng, khó tiêu… 

Liều sử dụng: mỗi ngày sử dụng khoảng 1,5 tới 3gam tiêu lốt

Ngoài ra, tiêu lốt còn được sử dụng trong điều trị một số trường hợp như:

Tiêu lốt được sấy khô tán thành bột

  • Chảy nước mũi: tiêu lốt tán thành bột mịn rồi thổi vào lỗ mũi
  • Đau răng: nghiền thành bột một số vị: tiêu lốt, hùng hoàng, băng phiến rồi nhét vào chỗ răng đau hoặc lỗ răng sâu
  • Đau thắt vùng ngực: sử dụng 90gam tiêu lốt, 15gam tế tân, 45gam đàn hương, 3gam băng phiến, 30gam diên hồ tố, 45 gam cao lương khương, mỗi vị đều chiết thành cao và cất lấy tinh dầu rồi trộn đều vào nhau, cho vào một số viên nang để sử dụng dần

Liều dùng : mỗi lần uống 1 viên nang, ngày uống 3 lần

  • Khí huyết bất hòa gây kinh nguyệt không đều, thường xuyên đau bụng ở phụ nữ: sử dụng tiêu lốt (sao tiêu lốt với muối) và bồ hoàng (sao lên) với liều dùng bằng nhau rồi người bệnh cần tán thành bột, sau đó trộn với mật ong rồi vo thành dạng viên

Liều dùng : mỗi lần uống 30 viên, uống với rượu ấm hoặc nước cơm vào lúc đói, ngày uống hai lần

Thông tin mang tính chất tham khảo, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi đáp y dược với thầy thuốc!

 Tài liệu tham khảo: Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam/.

Được thầy thuốc chia sẻ

Có thể bạn quan tâm

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG: Điều trị và cách phòng ngừa bằng thảo dược

Trong thời gian gần đây, số lượng người mắc bệnh đái tháo đường đang gia …