Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Bài thuốc Ô mai hoàn chủ trị chứng bệnh gì?

Bài thuốc Ô mai hoàn chủ trị chứng bệnh gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Ô mai hoàn hay Ô mai an hồi hoàn, Ô mai an vị hoàn, là bài thuốc được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền ngày nay. Với các công dụng trị bệnh hiệu quả, bài thuốc ô mai hoàn ngày một nổi tiếng hơn.


Ô mai an hồi hoàn là gì?

Công dụng của bài thuốc Ô mai hoàn:

Tư âm, tiết nhiệt, ôn dương, thông giáng, an hồi, chỉ thống. Trị lỵ, thương hàn sinh ra chân tay lạnh móp, nôn ra giun.

Bài thuốc Ô mai hoàn chủ trị bệnh gì?

Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn chia sẻ đến bạn đọc một số bệnh lý có thể được trị bằng bài thuốc ô mai hoàn như sau: bệnh giun chui ống mật, trung quản và bụng đau dữ dội, tâm hạ cảm nhiệt lợ lợm lòng ẩu thổ, hoặc nôn ra giun, tay chân giá lạnh, ra mồ hôi lạnh, mạch phục hoặc huyền khẩn. Cơn đau ngừng thì lại như người thường.

Vị thuốc có trong Ô mai hoàn

Trong Đông Y có vô vàn vị thuốc khác nhau, trong bài ô mai hoàn có các vị nổi bật như sau:

  • Can khương …………….. 400gram
  • Đương quy ……. 160gram
  • Hoàng bá ……….240gram
  • Hoàng liên ……..640gram
  • Nhân sâm …….. 240gram
  • Ô mai ……… 200 quả
  • phụ tử ………….. 240gram
  • Quế chi …………. 240gram
  • Tế tân ……….240gram
  • Thục tiêu ……….160gram

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc ô mai vị hoàn

Các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  cho biết: Khi ta sử dụng cần phải chọn lựa loại thuốc tốt thì từ đó bài thuốc ô mai hoàn mới có hiệu quả.


Ô mai an hồi hoàn có những vị thuốc gì?

  • Trong bài có vị Phụ tử là thuốc độc bảng A , cần phải sử dụng loại đã được bào bào chế kỹ càng, đúng cách để loại trừ độc tính
  • Phụ tử phản với các vị thuốc đông y Bối mẫu, Bạch cập, Liễm, Bán hạ và Qua lâu khi sử dụng chung sẽ phát sinh phản ứng nguy hiểm, không sử dụng chung
  • Phụ tử là vị thuốc rất nóng có thai không dùng
  • Trong bài có vị Nhân sâm phản với vị Lê lô trường hợp sử dụng chung sẽ phát sinh chất độc nguy hiểm chết người- Tuyệt đối không được sử dụng chung với Lê lô
  • Trong bài vị Tế tân rất nóng và có độc và phản với vị Lê lô. cần chú ý liều dùng, không gia quá nhiều, và không sử dụng chung với Lê lô
  • Vị thuốc Quế chi tính nóng kỵ thai, kỵ Xích thạch chi khi sử dụng phải cẩn thận
  • Vị thuốc Can khương rất nóng nên kỵ thai, có thai sử dụng thận trọng
  • Hoàng liên kỵ Thịt heo. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc sử dụng cách xa khi ăn trên 1 giờ
  • Đương quy kỵ thịt heo, Rau dền. Nên kiêng khi uống thuốc hoặc sử dụng cách xa khi ăn trên 1 giờ

Gia giảm

Trường hợp sử dụng thuốc thang, thầy thuốc Y học cổ truyền có thể gia giảm: Nhiệt nhiều nên bỏ Phụ tử, hàn nhiều nên bỏ Hoàng bá. Miệng đắng, tâm hạ đau, nóng quá, tăng thêm Ô mai, Hoàng liên, đau xuyên ngực sườn gia Sài hồ, Bạch thược, đại tiện bất thông gia Binh lang, Đại hoàng, có thức ăn tích trệ gia Thái phục tử, kiêm khí trệ gia Mộc hương Chỉ xác.

Phụ phương:

Cam thảo phấn mật thang:


Ô mai an hồi hoàn trị chứng bệnh gì?

  • Sử dụng Cam thảo 12-20 gam sắc với nước làm thang rồi cho một lượng bột gạo tẻ, một lượng mật thích hợp tiếp tục chưng lên thành dạng cháo loãng. Uống lúc nóng.
  • Nguyên phương này để trị bệnh do hồi trùng  gây thổ nước dãi, ngực bang đau bệnh phát từng lúc, đã sử dụng các thuốc tẩy giun khác không ra giun mà đau lại không dứt.
  • Gần đây người ta sử dụng bột Đại hoàng  hòa với mật hợp thành tễ để chữa chứng trẻ em (từ 3-7 tuổi) bị chứng ruột rắn tắc do giun đũa gây ra. Có chứng đau bụng hướng xuống, nôn ra nước hoặc ra giun, bụng chướng, đại tiện bí, bụng có hình khối (búi giun), đã sử dụng thuốc tẩy giun mà không ra, đau lại không dứt, nhất định có hiệu quả. Phương này sử dụng bột Đại hoàng sống 20 gam, bột gạo tẻ (sao thơm không cháy) 12 gam hòa với 30 gam mật ong, cho uống với nước sôi lượng vừa phải. Mỗi tễ thuốc trên sử dụng được 12 lần mới hết. Mỗi lần sử dụng hòa thuốc với 1 thìa nước. Giun đũa cứ từ từ mà ra. Trường hợp sử dụng hết tễ thuốc ấy mà không ra giun, có thể sử dụng tễ nữa. Phương này là biến phương của Cam thảo phấn mật thang. 

KHUYẾN CÁO: Bài thuốc Ô mai hoàn có tác dụng gì? Được lý giải phía trên, thông tin không mang tính chất thay thế bất kỳ một chỉ định hay phác đồ điều trị. Vì vậy, người bệnh không áp dụng bài thuốc y học cổ truyền vào đời sống khi chưa có tham vấn từ thầy thuốc Y học cổ truyền!

Nguồn: thaythuoc.edu.vn tổng hợp và chia sẻ các bài thuốc Y học cổ truyền

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …