Vi-rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 biến đổi liên tục trong quá trình lây nhiễm ở người. Vậy loại vi rút này có những chủng nào?
- Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu là gì?
- Telmisartan (Micardis) 40mg: Thuốc điều trị huyết áp cao vô căn ở người trẻ tuổi
- Thuốc Bixicam có công dụng như thế nào trong điều trị bệnh lý xương khợp?
vi rút cô rô na là gì?
Cô-rô-na vi-rút gây bệnh ở người có bao nhiêu chủng tính đến 8/2020?
Trích dẫn số liệu từ nguồn wikipedia, các thầy thuốc tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội cho biết tính đến nay đã có bảy chủng cô-rô-na vi-rút trên người đã được biết tới:
- Vi rút cô-rô-na vi-rút 229E ở người (HCoV-229E)
- Vi rút cô-rô-na vi-rút OC43 (HCoV-OC43)
- SARS-CoV
- Vi rút cô-rô-na vi-rút ở người NL63 (HCoV-NL63, cô-rô-na vi-rút New Haven)
- Vi rút cô-rô-na vi-rút ở người HKU1
- Hội chứng hô hấp Trung Đông do cô-rô-na vi-rút (MERS-CoV), trước đây gọi là cô-rô-na vi-rút mới 2012 và HCoV-EMC.
- SARS-CoV-2 (2019-nCoV) hoặc cô-rô-na vi-rút Vũ Hán.
Sau bùng phát lớn của các vụ dịch SARS năm 2003, các nhà vi-rút học đã có một mối quan tâm mới đối với các cô-rô-na vi-rút. Trong nhiều năm, các nhà khoa học chỉ biết về hai loại cô-rô-na vi-rút ở người (HCoV-229E và HCoV-OC43). Việc phát hiện ra SARS-CoV đã bổ sung một loại cô-rô-na vi-rút thứ ba ở người.
Đến cuối năm 2004, ba phòng thí nghiệm nghiên cứu độc lập đã báo cáo về việc phát hiện ra một loại cô-rô-na vi-rút thứ tư ở người. Nó đã được các nhóm nghiên cứu khác nhau đặt tên là NL63, NL và New Haven cô-rô-na vi-rút.
Đầu năm 2005, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Hồng Kông đã báo cáo tìm thấy một loại cô-rô-na vi-rút thứ năm ở hai bệnh nhân bị viêm phổi. Họ đặt tên cho nó là Human cô-rô-na vi-rút HKU1.
Vụ dịch viêm phổi Trung Quốc năm 2019–2020 bắt nguồn từ một loại cô-rô-na vi-rút mới được WHO ký hiệu là 2019-nCoV, xảy tại thành phố Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc và dần dần lan rộng sang các vùng khác ở Trung Quốc cũng như các quốc gia khác.
WHO cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút cô-rô-na (nCoV) là COVID19. Tên gọi mới này gọi tắt của cô-rô-na vi-rút diseases 2019, theo các từ khóa cô-rô-na , vi-rút, disease (dịch bệnh) và 2019 (năm vi-rút xuất hiện)
Ủy ban quốc tế về phân loại vi-rút (ICTV) cũng quyết định đặt tên chính thức cho chủng vi-rút Cô-rô-na mới này là SARS-CoV-2 vào ngày 11 tháng 02 năm 2020.
RNA của SARS-CoV-2
Cơ chế gây bệnh và lây lan của Vi-rút Cô-rô-na SARS-CoV-2 là gì?
Hầu hết các loại SARS-CoV-2 có con đường lây truyền giống như những loại vi-rút gây cảm lạnh khác, thầy thuốc chia sẻ cơ chế lây bệnh của chủng vi rút này như sau:
- Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí, làm lây lan vi-rút sang người khỏe mạnh.
- Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có SARS-CoV-2 khiến vi-rút truyền từ người này sang người khác.
- Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có vi-rút, sau đó đưa tay lên mũi, mắt hoặc miệng của mình.
- Trong những trường hợp hiếm hoi, vi-rút Cô-rô-na có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.
Hiện tại, các đột biến của vi-rút SARS-CoV-2 đang được các chuyên gia y tế theo dõi sát bằng cách giải mã bộ gen vi-rút phân lập từ bệnh nhân trên khắp thế giới. Để đảm bảo sự an toàn, mỗi người hãy nâng cao sức khỏe bằng các dược liệu đông y tây y và chế độ ăn uống phù hợp giúp phòng bệnh hiệu quả, chấp hành thông báo của cơ quan chức năng về phòng chống dịch.
Nguồn: thaythuoc.edu.vn tổng hợp