Trong Y học cổ truyền, chứng bệnh bất mị thường khó điều trị vì nguyên can nguyên khác nhau gây ra cùng với lối sống và chế độ sinh hoạt gây ra bệnh. Vậy bài thuốc ôn đởm thang có tốt không?
- Những lợi ích tuyệt vời từ trái Khổ qua dành cho sức khỏe
- Một số bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Bài thuốc ôn đởm thang trị bất mị (bất đắc miên)
Quan niệm y học cổ truyền về bất đắc miên
Theo chuyên gia Trường THPT Sài Gòn chia sẻ một số nguyên nhân bất đắc miên:
- Do suy giảm chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận)
- Do tinh huyết không đủ
- Do tà khí bên ngoài nhiễu động dẫn đến thần không được yên ổn
Tâm tỳ lưỡng hư, dinh huyết bất túc nên không thể nuôi dưỡng tâm thần gây ra các chứng bất đắc miên, ngủ hay mơ, hay quên hoặc ngủ dễ bị tỉnh giấc, sau khi tỉnh thì không ngủ lại được. Huyết không nuôi dưỡng được tạng tâm nên tâm quý, đánh trống ngực. Khí huyết hư không lên nuôi não, thanh dương không thăng lên trên nên người hoa mắt chóng mặt. Tâm chủ huyết, vinh nhuận ra mặt, huyết hư nên sắc mặt nhợt nhạt. Tỳ khí hư nên ăn uống không ngon miệng, chán ăn. Khí huyết hư thiếu nên bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chân tay rã rời, chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế nhược. Trường hợp tỳ hư mất kiện vận, sinh đàm thấp thì có thể gây đầy bụng, chán ăn, rêu lưỡi dày nhờn, mạch nhu hoạt.
Bài thuốc ôn đởm thang trị bất mị
Thành phần:
- Bán hạ 12gam
- Trúc nhự 8gam
- Chỉ thực 8gam
- Cam thảo 4gam
- Phục linh 12gam
- Trần bì 8gam
Cách dùng: Tán thô, mỗi lần sử dụng 12 – 16gam sắc với 5 lát gừng, 1 quả táo, chắt lấy nước thuốc, uống Trước khi ăn. Ngày nay sử dụng thuốc thang sắc uống.
Bài thuốc ôn đởm thang dùng như thế nào?
Công dụng: Lý khí hoá đờm, thanh đởm hoà vị.
Chủ trị: Đởm vị bất hoà, đờm nhiệt nhiễu ở trong gây hư phiền không ngủ, hoặc nôn nấc, tim đập không yên, điên giản.
Thầy thuốc Y học cổ truyền công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội sẽ phân tích bài thuốc ôn đởm thang như sau: Bán hạ giáng nghịch hoà vị táo thấp hoá đờm, là quân. Trúc nhự thanh nhiệt hoá đờm, chỉ nôn trừ phiền, là thần. Chỉ thực hành khí tiêu đờm để đờm theo khí đi xuống. Trần bì lý khí táo thấp. Phục linh kiện tỳ thẩm thấp làm cho thấp hết đờm tiêu. Sinh khương, Đại táo, Cam thảo ích tỳ hoà vị, điều hoà các vị thuốc. Như vậy toàn phương sẽ có tác dụng lý khí hoá đờm, thanh đởm hoà vị.
Gia giảm khi nào:
- Trường hợp đờm nhiệt nặng thêm Hoàng liên.
- Trường hợp điên giản thì gia thêm Nam tinh, Viễn chí, Xương bồ, Uất kim.
- Trường hợp trong ngực uất ức gia thêm Uất kim, Thanh bì.
- Trường hợp bất đắc miên gia thêm Táo nhân, Dạ giao đằng.
- Trường hợp chóng mặt gia Thiên ma, Câu đằng.
- Trường hợp có nôn mửa gia thêm Hoàng liên, Tô diệp.
Thông tin ứng dụng lâm sàng của ôn đởm thang chia sẻ tại mục hỏi đáp thầy thuốc: Ngày nay thầy thuốc thường sử dụng điều trị điên cuồng, bất đắc miên, nhức đầu, bệnh mạch vành, cao huyết áp nguyên phát, viêm dạ dày, loét tá tràng, viêm phế quản, hội chứng tắt dục tuổi già, trẻ nhỏ kinh phong.
Nguồn bài thuốc gốc: của Thiên Gia Diệu Phương
Bài thuốc mang tính tham khảo, không áp dụng thực tiễn khi chưa qua tham vấn chẩn trị bởi thầy thuốc lương y! Người đọc không làm theo!
Được thaythuoc.edu.vn chia sẻ