Danh mục
Trang chủ >> Tin tức >> Thầy thuốc cảnh báo sặc thuốc sirô gây tử vong cho trẻ?

Thầy thuốc cảnh báo sặc thuốc sirô gây tử vong cho trẻ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Nhiều trường hợp phụ huynh cho con uống Thuốc Siro để trẻ bị sặc. Thầy thuốc cho biết nếu không biết cách nhận biết và xử trí kịp thời có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng thậm chí có thể gây tử vong.

Trẻ có thể tử vong vì sặc siro

Mới đây, thông tin về cháu bé ở Krông Kmar, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) tử vong sau khi uống thuốc si rô bị nghi do cháu sặc thuốc đã khiến cho nhiều người lo ngại.

Dược sĩ cảnh báo sặc thuốc sirô gây tử vong cho trẻ?

Trẻ có thể tử vong vì sặc siro

Đông Y cũng nói về nhiều trường hợp trẻ bị tử vong hoặc tím tái do sặc nước, hóc dị vật đường thở. Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cũng đã từng cấp cứu bé gái 10 tháng tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội trong tình trạng ngưng thở, ngưng tim. Dù các bác sỹ đã đặt nội khí quản, nỗ lực cấp cứu nhưng không kịp. Người nhà cho biết, như mọi ngày, mẹ để bé nằm bú bình, vừa bú vừa ngủ. Sau vài giờ làm việc vặt, mẹ bé tá hỏa khi thấy toàn thân con tím tái.

Biểu hiện khi trẻ bị sặc Thuốc

Khi bị sặc, trẻ thường có những biểu hiện ho sặc sụa, khóc to. Điều này làm các chất bị hít sâu vào khí quản hoặc phế quản gây ngạt thở, tím tái. Trẻ có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp, hai mắt trợn ngược. Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Dược sĩ cảnh báo sặc thuốc sirô gây tử vong cho trẻ?

Nhận biết và xử trí kịp thời khi trẻ bị sặc Siro

Hướng dẫn cho trẻ uống thuốc sirô

Khi trẻ bị thuốc Tây Y si rô hoặc sặc nước, sặc sữa… cần hết sức bình tĩnh thực hiện sơ cứu trẻ theo các bước: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 6 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.

Sau đó, thông đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những nước, sữa để tránh không ứ đọng trong mũi, miệng. Hút miệng trước, mũi sau. Đối với trẻ có biểu hiện ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với hà hơi thổi ngạt, cụ thể ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên.

Dược sĩ cảnh báo sặc thuốc sirô gây tử vong cho trẻ?

Trong trường hợp hóc dị vật lớn, mọi người dùng thủ thuật Heimlich là thủ thuật dùng để cấp cứu khi có dị vật lọt vào đường thở và choán gần hết diện tích của đường thở. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài. Sau đó, đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nguồn: eva.vn

Có thể bạn quan tâm

Thầy thuốc Đông y chia sẻ bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến từ trước đến nay. Việc điều trị …