Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Khó xảy ra tình trạng Covid-19 ủ bệnh 23 ngày

Khó xảy ra tình trạng Covid-19 ủ bệnh 23 ngày

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trong số 251 ca bệnh mắc Covid-19 tại Việt Nam đến nay, ca bệnh 243 – theo đánh giá của Hà Nội – có thời gian ủ bệnh lên tới 23 ngày. 

Người bệnh nghi nhiễm Covid-19 cần được cách ly 14 ngày

Theo tin tức y tế cập nhật, bệnh nhân 243 trú tại Hà Nội đến khám, điều trị ngoại trú tại Khoa Dị ứng miễn dịch, Bệnh viện B.M vào ngày 12/3, đến 9 giờ 15 phút ngày 6/4 bệnh nhân được xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân số 243 có dịch tễ phức tạp

Thông tin về nguồn lây cũng như thời gian ủ bệnh của bệnh nhân này đặt ra nhiều câu hỏi cho các chuyên gia y tế. Vào chiều 8/4, trả lời với báo chí, Bộ Y tế cho rằng ca bệnh số 243 có thể mới bị nhiễm, không thể khẳng định lây từ Bệnh viện B.M.

Theo cập nhật, bệnh nhân 243 vào Bệnh viện B.M từ 12/3, đến ngày 4/4 lấy máu, ngày 5/4 xét nghiệm dương tính cho thấy bệnh nhân đang mắc bệnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được làm kháng thể giúp các y bác sĩ xác định tình trạng nhiễm lâu chưa hay mới nhiễm. Trong khi đó, xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho kết quả “không phát hiện ra kháng thể”.

Trong quá trình điều tra dịch tễ cho thấy bệnh nhân 243 đã đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người và vào nhiều bệnh viện, vì vậy chưa thể khẳng định người bệnh 243 lây từ Bệnh viện B.M, cần nghĩ đến lây nhiễm trong cộng đồng.

Trên cơ sở phân tích của chuyên gia, trường hợp này mới nhiễm thì thời gian ủ bệnh 23 ngày mà không phải 14 ngày như khuyến cáo là khó có thể xảy ra.

Sàng lọc và xác định người nghi nhiễm bệnh là yếu tố quan trọng

Vì sao thời gian là cách ly 14 ngày?

Các chuyên gia Cao đẳng Y Dược cũng cho rằng, người dân không nên quá hoang mang về thời gian ủ bệnh kéo dài bất thường của ca bệnh nhân số 243. Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO thời gian ủ bệnh của hầu hết một số trường hợp vẫn nằm trong khoảng từ 3 – 7 ngày là chính, cũng có những ca từ 10 – 14 ngày. Chọn 14 ngày để theo dõi, cách ly phù hợp.

Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đang áp dụng cách ly y tế 14 ngày. Với những trường hợp sau cách ly 14 ngày vẫn có lời khuyến cáo nên cách ly tại nhà thêm thời gian. Nếu có biểu hiện sốt, viêm họng…người bệnh “nên và phải” khai báo, đến viện.

Trong thời điểm này, mọi người cần thực hiện nghiêm các khuyến cáo của cơ quan chức năng về phòng bệnh, thực hiện cách ly xã hội tốt… Đồng thời nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa virus. Khi cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp ta chống lại virus một cách tốt nhất. Nếu bị mắc bệnh, sức đề kháng tốt hơn cũng giúp loại trừ virus, cơ thể chóng tự khỏi

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế đánh giá thời gian xác định ủ bệnh chính xác nhất là khi chúng ta tìm chính xác được nguồn lây nhiễm bệnh. Bệnh nhân 243 ở Mê Linh không xác định được có phải nhiễm bệnh khi đến BV B.M không chưa khẳng định thời gian ủ bệnh 23 ngày. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, vì vây người bệnh có thể nhiễm bệnh trước khi xuất hiện triệu chứng xuất hiện hoặc chưa có triệu chứng, việc xác định dương tính bắt đầu ủ bệnh từ đâu là vấn đề cũng rất khó.

Cột mốc 14 ngày cũng là khoảng thời gian Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị để theo dõi các ca nhiễm COVID – 19 dựa trên các dữ liệu từ các ca nhiễm khác.

Khi phát hiện ca nhiễm Covid-19, cần được khoanh vùng cách ly kịp thời

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, một số bệnh do virus gây ra đều có thể có trường hợp người lành mang trùng bệnh. Người lành mang trùng bệnh không có biểu hiện của bệnh, triệu chứng nhẹ vẫn có thể lây cho người khác khi không có biện pháp phòng hộ chặt chẽ. Vì vậy, người dân cần tiếp tục thực hiện biện pháp nâng cao sức đề kháng cơ thể và  phòng bệnh cá nhân như ngành y tế khuyến cáo.

Theo: thaythuoc tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …