Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Bác sĩ hướng dẫn làm việc khoa học để cơ thể lúc nào cũng khỏe

Bác sĩ hướng dẫn làm việc khoa học để cơ thể lúc nào cũng khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Mỗi cơ quan trong cơ thể có 1 khung giờ duy nhất để hoạt động hiệu quả nhất. Cùng thầy thuốc lên lịch sinh hoạt để đảm bảo cơ thể có sức khỏe tốt nhé.

Bác sĩ hướng dẫn làm việc khoa học để cơ thể lúc nào cũng khỏe

Bác sĩ hướng dẫn làm việc khoa học để cơ thể lúc nào cũng khỏe 

21 đến 23 giờ: Hệ thống miễn dịch (lympha) thải độc

Theo phân tích của các thầy thuốc am hiểu về quy trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cho rằng từ 21 đến 23 giờ là thời gian dành để hệ thống miễn dịch (lympha) bài tiết mọi độc tố hay các chất ra cơ thể. Đây cũng là thời điểm yên tĩnh và thoải mái nhất trong ngày để có thể bài tiết được nhiều chất có hại nhất nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Thời điểm bài độc của Gan là đêm khuya

Sinh viên của Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ: Gan là cơ quan nội tạng có chức năng quan trọng trong cơ thể của chúng ta. Không chỉ là nơi tích lũy cũng như đào thải các chất độc của cơ thể mà còn là cơ quan giúp bạn có được một làn da đẹp, mịn màng và hồng hào. Đó là 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau. Lúc này bạn cần phải ngủ thật say, thật sâu thì Gan mới hoạt động tốt nhất, cơ thể bạn mới khỏe mạnh và tràn đầy sức sống vào ngày mới. Và bạn cũng có thể tránh được các bệnh liên quan đến Gan khi gan hoạt động quá sức hay không thể bài tiết hết các chất một cách nhịp nhàng. Đó là xơ gan,viêm gan hay thậm chí là ung thư gan cực kỳ nguy hiểm.

Cần ngủ thật say khi Mật làm việc

Bên cạnh gan thì mật cũng là cơ quan quan trọng cần bài tiết khá nhiều các chất độc trong cơ thể ra bên ngoài một cách nhịp nhàng và hiệu quả. Theo đó, khung giờ làm việc của mật trong ngày là từ 1-3 giờ sáng. Yêu cầu bắt buộc bạn cần phải ngủ ngon, thật say để mật hoạt động tốt nhất. Theo tìm hiểu về Tin tức Y Dược thì bạn cần tranh thủ ngủ sớm, tránh thức quá khuya có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn hiện tại và sau này.

Cần ngủ thật say khi Mật làm việc

Cần ngủ thật say khi Mật làm việc

3 đến 5 giờ sáng để Phổi thải độc

Đây cũng chính là khung giờ trong ngày để Phổi của chúng ta bài độc mạnh mẽ nhất. Thế nên đừng ngạc nhiên khi những người đang bị ho lại ho nhiều hơn vào khung giờ này. Có thể thấy rằng, Phổi càng tốt thì sẽ bài độc tốt và không ảnh hưởng đến

Khi trò chuyện với các Giảng viên của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì các bệnh nhân bị bệnh liên quan đến phổi cũng ho nhiều nhất vào lúc 3-5 giờ sáng. Tốt nhất không nên uống thuốc vào lúc này vì không tốt cho sức khỏe của bạn.

Thời điểm thải độc tốt nhất của Đại tràng là buổi sáng

Bởi vì trong các cơ quan trên cơ thể thì đại tràng có thời điểm thải độc ra ngoài cơ thể là từ 5 – 7 giờ sáng trong ngày. Có thể thấy rằng bạn nên đi đại tiện vào thời điểm này thì sẽ tốt với cơ thể và sức khỏe sau này. Các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên bệnh nhân bị các bệnh về đường tiêu hóa nên tập thói quen nên đi tiểu tiện và đại tiện vào thời điểm này.

Thời gian hoạt động của các cơ quan nội tạng

Thời gian hoạt động của các cơ quan trong cơ thể

Thầy thuốc khuyên chúng ta nên ăn sáng từ 7 – 9 giờ sáng

Ruột non chỉ có thể hấp thu tốt nhất tất cả các chất dinh dưỡng trong cơ thể thông qua bữa sáng. Đây cũng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày dành cho mỗi chúng ta.  Bạn không nên ăn muộn và cũng không ăn quá sớm. Các bạn sinh viên Cao đẳng Dược Hà Nội trò chuyện với nhau rằng người bệnh nên ăn trước 6h30 sáng còn người bình thường thì nên ăn trước 7h30 sáng. Nhưng nếu vì quá bận rộn thì bạn cũng có thể ăn muộn hơn một chút, 9h30 vẫn nên ăn để tránh bỏ bữa sáng, cực kỳ có hại cho cơ thể.

Ngoài lịch trình làm việc của các bộ phận trên cơ thể thì bạn cũng nên cân nhắc để có thể tái tạo máu cho cơ thể tốt nhất, tránh bị các bệnh thiếu máu phổ biến. Bởi vỉ thời tụy tạo máu hiệu quả là khoảng thời gian từ nửa đêm đến đến 4 giờ sáng là nên tốt nhất bạn nên  ngủ trước 13 giờ đêm và thức dậy sau 6 giờ sáng là tốt nhất. Trên đây là lịch trình cơ bản của thầy thuốc với tất cả chúng ta nhưng tùy thuộc vào cơ địa và thói quen sinh hoạt để điều chỉnh và cân bằng hợp lý.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur.

Có thể bạn quan tâm

Cortisol là gì và làm thế nào để điều chỉnh mức độ Cortisol?

Cortisol đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của cơ …