Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> “Trầm cảm sau sinh” và những biện pháp phòng tránh.

“Trầm cảm sau sinh” và những biện pháp phòng tránh.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Trầm cảm sau sinh khiến mẹ rơi vào trạng thái lo lắng, mệt mỏi, luôn buồn rầu, thậm chí có những mẹ còn có ý định sát hại chính đứa con của mình.

Chứng trầm cảm thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh

Chứng trầm cảm thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh

Điều nguy hiểm chính là rất nhiều bà mẹ không biết đây là một căn bệnh mà chỉ coi nó là những cảm xúc nhất thời sau sinh, nên vô tình bỏ qua chúng cho đến khi để lại hậu quả khôn lường. Trầm cảm sau sinh được biết tới là một trong những căn bệnh sẽ dẫn tới một số những cảm giác mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, buồn chán sau khi sinh xong. Để biết chính xác mình có bị trầm cảm sau sinh hay không, bạn cần tham khảo ngay bài viết sau đây nhé!

Nguyên nhân gây nên “trầm cảm sau sinh”

Theo các giảng viên đang đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: “Sau sinh cơ thể người mẹ sẽ bị suy giảm đột ngột tuyến giáp cũng bị suy giảm, gây cảm giác mệt mỏi dễ thay đổi cảm xúc”.

Ngoài ra, sau sinh con mẹ có thể phải đối mặt với những mâu thuẫn gia đình, vấn đề tài chính, thiếu sự giúp đỡ của người thân những yếu tố này cũng chính là nguyên nhân gây nên trầm cảm sau sinh. Bên cạnh đó, việc phải chăm sóc một em bé sơ sinh khiến nhiều bà mẹ cảm thấy vô cùng khó khăn gây nên tình trạng mất ngủ về khả năng chăm sóc bé. Những cảm xúc tiêu cực không được giải quyết sẽ dần dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Cách nhận biết chứng “trầm cảm sau sinh”

  • Cơ thể suy nhược : Nhiều sản phụ luôn cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí còn khóc lóc suốt cả ngày mà chẳng hề có lý do cụ thể nào cả. Rồi có khi họ lại cảm thấy bị chồng, gia đình xa lánh, bạn bè bỏ rơi. Những cảm giác này thường thì không có bất kì căn cứ nào. Những phụ nữ suy nhược này thường thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thờ ơ với công việc nhà.
  • Cảm giác lo lắng : Những bà mẹ suy yếu thường hay gặp phải nhiều mối lo, thường là về sức khỏe của bản thân. Có thể là họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại chẳng thể tìm ra nguyên nhân của bệnh trầm cảm sau khi sinh. Thường là đau ở đầu và ở vùng cổ. Nhiều bà mẹ có nhiều than phiền về sức khỏe đến nỗi điều này khiến họ stress thêm.
  • Hoảng hốt : Bất ngờ hoảng hốt sau bất kì tình huống nào gặp phải, và khó có thể bình tĩnh lại. Chính vì thế tốt nhất là phải giúp họ tránh được những tình huống mà họ bị stress.
  • Mất tập trung : Nhiều trường hợp khó tập trung đọc sách, xem TV hay chuyện trò bình thường. Họ luôn cảm thấy trí nhớ của mình kém quá, và đôi lúc lại không sắp xếp được suy nghĩ.
  • Rối loạn trong mỗi giấc ngủ : Thường người bị trầm cảm sau khi sinh sẽ rất khó ngủ. Họ có thức đến tận sáng, hoặc không thể chợp mắt được. Nhiều trường hợp hay bị thức giấc vào khoảng giữa đêm, thi thoảng gặp ác mộng rồi không ngủ được.

Gia đình và bạn bè nên quan tâm đến phụ nữ sau khi sinh nhiều hơn

Gia đình và bạn bè nên quan tâm đến phụ nữ sau khi sinh nhiều hơn

Cách phòng ngừa chứng “trầm cảm sau sinh”

Theo những Tin tức Y Dược mới nhất, phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có biểu hiện rõ ràng trong thời kỳ mang thai, các bác sĩ có thể phát hiện những phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa được căn bệnh này. Điều quan trọng nhất là mẹ bầu và những người thân xung quanh tự nhận biết được các yếu tố nguy cơ và xin tư vấn bác sĩ, đặc biệt là khi có bất cứ những thay đổi về cảm xúc trong khi mang thai.

Hiện nay, không loại vac xin nào có thể phòng ngừa trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người mẹ cùng gia đình hoàn toàn bất lực. Để hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh, nên chuẩn bị kế hoạch sinh nở, chăm sóc con kỹ lưỡng từ trước ngày lâm bồn. Dù không chắc chắn sẽ xóa bỏ tận cùng nguy cơ, điều này giảm tác động tàn phá của trầm cảm sau sinh và giúp chị em nhanh chóng vượt qua.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đưa ra một số lời khuyên cho các bà mẹ:

  • Không cô lập bản thân, hãy nói cho xung quanh biết về tình huống của mình.
  • Khám bác sĩ hay một nhà chuyên môn về sức khỏe mà bạn tin cậy.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh.
  • Hiểu về sự thay đổi cảm xúc thai kỳ, chấp nhận sự có mặt của chứng trầm cảm sau sinh.
  • Không tự tạo áp lực, tận dụng lúc con ngủ để nghỉ ngơi, hồi sức.

Nếu nghi ngờ trầm cảm sau sinh, người vợ hoặc người chồng không nên chần chừ mà hãy nhanh chóng nhờ tới sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh bao gồm trị liệu tâm lý, mạng lưới hỗ trợ xã hội, trợ giúp gia đình và thuốc chống trầm cảm.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lao (BCG) được tiêm cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Theo số liệu thống kê về bệnh lao trên toàn cầu, Việt Nam là một …