Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Sơn tra- Quả thần dược cho sức khỏe

Sơn tra- Quả thần dược cho sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Quả Sơn tra không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tim mạch, giảm huyết áp, cân bằng vi khuẩn đường ruột và kiểm soát mỡ máu. Đây là một loại quả được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị vấn đề tiêu hóa… Hãy cùng tôi khám phá tác dụng thần kỳ của Sơn tra cho sức khỏe!

Đặc điểm chung dược liệu

Tên gọi khác: Thử tra, sơn lý hồng, yên chi, dã sơn tra, bắc sơn tra, nam sơn tra, xích qua tử hoặc mao tra.

Tên khoa học: Docynia indica – Rosaceae  (họ hoa hồng ).

– Nam Sơn tra: crataegus pinnatifida bunge – Rosaceae. (họ hoa hồng ).

– Bắc Sơn tra; crataegus cuneata sieb   –  Rosaceae. (họ hoa hồng ).

Đặc điểm thực vật

Theo Dược sĩ CKI Nguyễn Quốc Trung – giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Sơn tra là loại thân gỗ sống lâu năm, có cành lá rất sum suê và đặc biệt có rất nhiều lông tơ mịn bao phủ cành non.Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa cây bắc sơn tra và nam sơn tra.

Tùy vào vị trí địa lý khác nhau, Sơn tra có sự biến đổi khác nhau về hình dạng, kích thước và một số thành phần hóa học.

Cây Bắc sơn tra: Cây sống ở phía Bắc Trung Quốc, thân có thể cao tới 6m, có gai và được phân thành nhiều cành nhỏ.

  • Lá có hình trứng, mọc so le, phiến lá thuôn nhọn 2 đầu, kích thước từ 6-10 x 5-7 cm. Lông lá mịn phủ dọc theo các gân lá ở mặt dưới, có răng cưa và mọc so le với nhau.
  • Hoa có dạng tán màu trắng, có 5 cánh và 10 nhị.
  • Quả sơn tra khi chín có màu đỏ thẫm, đường kính từ 1cm đến 1,5cm.

Cây Nam sơn tra: Có thể cao đến 15m và trên thân cây có gai nhỏ.

  • Lá dài và rộng hơn, ở mặt dưới phiến lá có nhiều lông mịn
  • Quả khi chín có màu đỏ hoặc màu vàng với đường kính từ 1cm đến 1,2cm.

Phân bố và sinh trưởng

Theo nhiều tài liệu, Sơn tra có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ở Việt Nam, cũng có loại Táo mèo và Chua chát được gọi là Sơn tra, nhưng chúng không thuộc cùng một chi với cây Sơn tra. Do đó, việc nghiên cứu các tác dụng tương tự vẫn đang tiếp tục. Trước đây, Sơn tra thường được nhập khẩu từ nước ngoài để làm dược liệu, nhưng gần đây đã có chứng minh về tác dụng tương tự của cây chua chát và cây táo mèo, giúp chúng trở thành lựa chọn thay thế.

Bộ phận dùng – Thu hái, chế biến

Bộ phận chủ yếu được sử dụng là Quả

Cây ra quả quanh năm, dễ dàng thu hái và chế biến.

Khi quả vừa chín, người ta thu hái và cắt thành từng lát dày trung bình khoảng 0,5 cm, sau đó phơi hoặc sấy khô để sử dụng sau.

Quả Sơn tra có hình cầu, vỏ màu nâu bóng, hơi nhăn, có sọc, ở giữa là cùi màu nâu, cứng, có 5 hạch cứng. Lấy quả chín đã phơi khô và cắt thành từng lát vừa, dày 0,5 cm và đường kính chừng 1,5 cm. Các lát có hình tròn, hơi cong, có thể có cuống quả nên cắt ngang hoặc dọc.

Vị chua ngọt, vụn <2%, độ ẩm <13%, miếng to, vỏ đỏ, cùi dày, ít hạt, là dược liệu tốt. Hạt màu nâu sẫm, hình cân đối, vỏ cứng.

Bảo quản: Sau khi qua sơ chế dược liệu cần bảo quản nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.

Thành phần hóa học và hợp chất dinh dưỡng của quả

Quả có màu từ vàng đến đỏ, là loại quả được nhiều người ưa chuộng nhờ vị ngọt, mọng nước, hình thức đẹp mắt và giá trị dinh dưỡng cao, ít calo và chứa nhiều vitamin, khoáng chất.

Theo nhiều tài liệu, thành phần hóa học của hoa trà rất đa dạng và phong phú, bao gồm acid citric, protid, vitamin C, tannin 2,76%, đường 16,4%, acid hữu cơ 2,7%, acid oleanic, chất tan trong nước 31%, phytosterin, độ tro 2,25%, cholin, phytosterin, photpho, sắt, acetylcholine…

Ngoài ra, hoa quả sơn tra cũng chứa các thành phần như tinh dầu, quextrin, quexetin, trong khi vỏ cây sơn tra có oxyacanthin, craraegin, hawthorn…

Tác dụng – Công dụng

*Theo y học cổ truyền

Sơn tra có vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc. Vào 2 kinh Can và Tỳ.

Có tác dụng: Hóa thực tiêu tích, thu liễm chỉ tả, hành khí tán hàn.

Công dụng: Dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, đau bụng tiêu chảy, mỡ máu, tăng huyết áp…

* Theo y học hiện đại

  • Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Sơn tra giảm kích thích cơ tim, tăng sức co bóp để cải thiện lưu lượng máu và điều hòa hệ tuần hoàn. Một số quốc gia đã sử dụng chiết xuất từ dược liệu để sản xuất các loại thuốc trợ tim và thuốc chống loạn nhịp tim.
  • Giảm mỡ máu: Sơn tra giúp tăng bài tiết cholesterol ra khỏi cơ thể, từ đó giảm lipid máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nó kích thích sự ngon miệng, giảm khó tiêu và cảm giác đầy hơi, đồng thời hỗ trợ enzyme tiêu hóa.
  • Kháng khuẩn: Sơn tra có khả năng ức chế các trực khuẩn liên cầu beta và tụ cầu vàng.
  • An thần: Nó cũng hỗ trợ giấc ngủ và tăng cường sức khỏe.

* Liều dùng & cách dùng

Cách dùng: Có thể được dùng theo nhiều cách, liều lượng khác nhau, Phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Nó có thể được dùng dưới dạng thuốc sắc, dạng bôi, dạng bột hoặc dạng tươi…

Liều lượng: 3 – 10 g/ngày Dạng thuốc sắc. Độ pha loãng cao: 20 – 30 giọt/ngày. Thuốc bôi ngoài da: Không có liều lượng cố định

Một số bài thuốc từ quả Sơn tra

Hỗ trợ tiêu hóa

Sơn tra 10g,  Trần bì 5g, Hoàng liên 2g, Chỉ thực 6g.

Đem sắc lấy nước uống 2-3 lần/ ngày.

HOẶC: Sơn tra tán bột , Mộc hương, Thanh bì với hàm lượng bằng nhau,

             Đem hòa với nước uống 4g/ lần x 2 lần/ ngày.

Chữa trị tiêu chảy, phân lỏng và đau bụng

Quả sơn tra 10 g  tán bột mịn rồi pha với nước sôi uống hoặc nấu thành siro,

 cho trẻ em uống từ 5-10ml/lần,  3 lần/ngày

Chữa trị rối loạn lipid máu

Sơn tra và Mạch nha đem chế thành trà và pha uống 2 lần/ngày, sử dụng 1 gói/lần khoảng 30 gram trong 3 tuần.

Chữa trị tăng Cholesterol máu

Sơn tra và Mạch nha đồng lượng , Đem sắc cho cô đặc.

Mỗi lần uống 30g x 2 lần/ngày, dùng liên tục trong 2 tuần

Chữa trị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Sơn tra sống 20g và Sơn tra sao vàng 20g, Đem sắc nước uống trong ngày.

Chữa trị kiết lỵ mới phát

Sơn tra 30g sắc với lượng nước vừa ngập, sau đó cho thêm 30g đường mía và tế trà

Đem sắc đến khi thu được hỗn hợp đặc quánh. Uống sau khi đun để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chữa trị bệnh ghẻ

Sơn tra khô nấu với nước, dùng để tắm hoặc rửa tại vị trí bị ghẻ lở, nên sử dụng thuốc tắm khi còn ấm để đạt hiệu quả, cẩn thận về bỏng da.

Chữa trị huyết áp thấp

Sơn tra và Ty thế mỗi vị bằng lượng nhau, phơi khô rồi tán mịn.

Uống chung với nước sắc lá Ngải cứu hàng ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều, máu cục, đau bụng do ứ trệ sau sinh,

Sơn tra 40g cho nước vừa ngập đem sắc, sau đó bỏ bã hòa với đường uống như khi đau bụng.

Chữa trị nhức mỏi ở người cao tuổi

Sơn tra, Lộc nhung đã nướng với hàm lượng ngang nhau, tán bột mịn.

Hòa bột với mật ong làm thành  viên hoàn kích thước bằng hạt ngô.

Uống 50 viên cùng rượu ấm ngày 2 lần

Những lưu ý khi sử dụng

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Cần cân nhắc không sử dụng Sơn tra trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của quả Sơn tra.
  • Người bị các bệnh lý loét dạ dày – tá tràng nặng, xuất huyết dạ dày không nên sử dụng.
  • Bệnh nhân tỳ vị hư yếu nặng, không có biểu hiện đầy trướng hay tích trệ.

Tóm lại, Quả Sơn tra không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn có các lợi ích cho tim mạch, giảm huyết áp, cân bằng vi khuẩn đường ruột và kiểm soát mỡ máu. Đây là một loại quả được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc để điều trị vấn đề tiêu hóa. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bài thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn./.

DsCK1. Nguyễn Quốc Trung

Có thể bạn quan tâm

Xuyên Tiêu – Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Xuyên Tiêu, một loại thảo dược quý, từ lâu đã được biết đến trong y …