Danh mục
Trang chủ >> Khỏe Đẹp >> Phương pháp giác hơi có tác dụng gì?

Phương pháp giác hơi có tác dụng gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Giác hơi là một phương pháp trị liệu độc đáo không sử dụng thuốc, mang lại những hiệu quả đặc biệt. Vậy khái niệm “giác hơi” đề cập đến điều gì và phương pháp này mang lại những hiệu quả gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, Giác hơi, hay còn gọi là hỏa liệu pháp, là phương thức trị liệu xuất phát từ Trung Quốc. Bằng cách sử dụng các chiếc cốc chuyên dụng đặt lên da, giác hơi tạo áp suất âm, kích thích sự sung huyết mạch máu, giúp giảm đau, giảm viêm, giải độc, và có thể được áp dụng để phòng và điều trị một số bệnh lý.

Phân loại giác hơi

  • Giác hơi “khô”: Sử dụng lửa từ que đốt, cồn, thảo mộc, hoặc giấy để đun nóng cốc. Sau khi lửa tắt, người thực hiện giác hơi nhanh chóng đặt cốc lên da người bệnh, tạo áp suất âm khi không khí bên trong cốc nguội.
  • Giác hơi “khí”: Thay vì sử dụng lửa, phương pháp này áp dụng áp lực từ bên ngoài để hút không khí vào cốc giác, tạo ra chân không và kích thích máu lưu thông.
  • Giác hơi “ướt”: Kết hợp chích lể da trước khi đặt cốc giác. Khi cốc áp vào da và da được hút lên, máu có thể chảy ra từ vị trí chích, giúp loại bỏ chất độc từ cơ thể.

Phương pháp giác hơi có tác dụng gì?

Theo Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, giác hơi được coi là một phương pháp có tác dụng điều chỉnh cân bằng âm dương, mở lạc sơ kinh, khử tà và phù chính, kích thích hoạt huyết khử ứ, và giải trừ đau nhức. Bằng cách kích thích phụ áp cơ giới với nhiệt độ, giác hơi tạo ra phản ứng cục bộ và toàn thân, từ đó điều chỉnh chức năng của cơ thể và loại bỏ nhân tố gây bệnh.

Theo Y học hiện đại

Trong Y học hiện đại, áp suất âm bên trong cốc giác hơi được xem xét làm tăng hiệu quả kích thích lưu thông máu, mở rộng lỗ chân lông da loại bỏ độc tố. Môi trường chân không trong cốc giác cũng giúp mô giãn nở cục bộ, tạo điều kiện cho máu lưu thông và cung cấp oxy tốt hơn đến các mô bệnh lý. Điều này giúp tăng cường chuyển hóa tế bào, giảm viêm, và giảm đau một cách hiệu quả.

 Chỉ định và chống chỉ định của giác hơi

Các bệnh có thể điều trị bằng phương pháp giác hơi

  • Cảm lạnh, viêm phế quản, hen suyễn
  • Đau nhức xương khớp như đau lưng, đau gối, đau mỏi cơ khớp
  • Đau dạ dày, viêm dạ dày
  • Tăng huyết áp
  • Cảm mạo, ho kéo dài
  • Béo phì
  • Các bệnh da liễu

Theo giảng viên tại trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trường hợp cần hạn chế sử dụng giác hơi bao gồm:

  • Người bệnh có tổn thương da ở vùng giác hơi, như trầy xước, viêm da, hoặc các vấn đề da liễu như lang ben, hắc lào, chàm, vẩy nến.
  • Người bệnh có sốt cao hoặc đang trải qua cơn co giật.
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, thận, hoặc phổi.
  • Những người có rối loạn đông máu, xuất huyết, thiếu tiểu cầu, ung thư máu, hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
  • Bệnh nhân phù toàn thân.
  • Những người mắc các vấn đề tâm thần như động kinh, suy nhược thần kinh.
  • Có tiền sử về huyết khối tĩnh mạch sâu.
  • Trẻ em dưới 4 tuổi.
  • Người cao tuổi với da và cơ bị mỏng, có nguy cơ biến chứng khi sử dụng giác hơi.
  • Bệnh nhân ung thư đã di căn.
  • Người đang ảnh hưởng bởi say rượu, mệt mỏi quá mức, ăn quá no hoặc quá đói.

Quá trình giác hơi diễn ra như thế nào?

Chuẩn bị thực hiện

  • Tạo môi trường xung quanh kín gió và đảm bảo lưu thông không khí đầy đủ.
  • Trước khi bắt đầu, vệ sinh bộ dụng cụ giác hơi bằng cồn y tế để tránh nhiễm khuẩn.

Lựa chọn tư thế

Không có tư thế bắt buộc, người bệnh có thể chọn tư thế thoải mái nhất:

  • Tư thế ngồi: Cho việc giác hơi ở vùng cổ, tay, vai, lưng eo.
  • Tư thế nằm sấp: Chọn khi giác hơi ở vùng lưng, eo hoặc mặt sau chân.
  • Tư thế nằm ngửa: Dành cho giác hơi ở vùng ngực, bụng, mặt trước chân.
  • Tư thế nằm nghiêng một bên: Sử dụng khi giác hơi ở vùng lưng, vai, mông và mặt ngoài chân.

Lựa chọn vị trí

  • Chọn vị trí có cơ bắp dày và lớp mỡ dưới da vừa phải.
  • Tránh giác hơi ở vùng có mạch máu nông, vùng của tim, vùng da quá mỏng, sẹo hoặc vùng da nhão nhiều nếp nhăn.
  • Không giác lại ở vị trí đã được giác hơi trước đó.

Tiến hành thực hiện giác hơi:

  • Lựa chọn kích thước cốc giác hơi phù hợp với từng người bệnh.
  • Mỗi lần đặt cốc giác hơi từ 5 – 10 phút, không nên dùng lực hút quá mạnh

Kết thúc giác hơi

  • Tháo cốc và lau sạch hoặc bôi dầu lên vùng da giác hơi
  • Vệ sinh bộ dụng cụ giác hơi bằng cồn y tế để đảm bảo sạch sẽ.

Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi giác hơi

Da đổi màu, tạo sẹo, bỏng da, nhiễm trùng da, và nặng thêm tình trạng chàm hoặc vảy nến.

Tác dụng phụ nghiêm trọng ít gặp: xuất huyết nội khi giác hơi vùng đầu và gây mất máu khi có chích lễ.

Lây truyền bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra khi sử dụng khu dụng cụ giác hơi có dính máu mà không vệ sinh sạch sẽ.

Nguồn: thaythuoc.edu.vn

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về bệnh gàu

Gàu là tình trạng phổ biến, thường kèm theo bong da và ngứa đầu, có …