Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những tác dụng bất ngờ từ vị thuốc đông y nam sâm

Những tác dụng bất ngờ từ vị thuốc đông y nam sâm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Theo Đông y, cây nam sâm có tính mát, vị đắng, chát,.. có tác dụng kháng viêm và tiêu sưng. Chính nhờ những đặc tính có lợi, dược liệu này thường được sử dụng chữa các bệnh lý liên quan đến xương khớp như đau lưng, sưng đau do chấn xương hoặc gân xương co rút.

Cây nam sâm

Cây nam sâm

Tìm hiểu về vị thuốc Nam sâm

Tên thường gọi: Còn có tên là sâm nam, cây chân chim, kotan, ngũ chỉ thông, áp cước mộc, nga chưởng sài, ngũ gia bì chân chim, ngũ gia bì bảy lá, rau lằng, đáng chân chim, mạy tảng (tiếng Tày), co tan (Thái), xi tờ rốt (K ho), lông veng vuông (Ba Na)

Tên khác: Vitis heptaphylla L; Aralia octophylla Lour; Schefflera octophylla (Lour.) Harms; S. choganhensis Harms;

Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin

Họ khoa học: Thuộc họ ngũ gia bì Araliaceae.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, cây chân chim là một cây thuốc quý, dạng cây nhỏ hoặc cây to có thể cao từ 2-8m. Lá kép hình chân vịt, mọc so le có 6-8 lá chét, cuống lá dài 8-30cm, lá chét nguyên hình trứng, đầu nhọn hay hơi tù dài 7-17cm, rộng 3-6cm, cuống lá chét ngắng 1.5-2.5cm. Cuống lá chét giữa dài hơn đo được 3-5cm. Cụm hoa chùy hoặc chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau thường là 5, bao phấn 2 ngăn bầu hạ có 5-6 ngăn. Quả mọng hình cầu, đường kính 3-4mm. Khi chín có màu tím sẫm đen, trong có 6-8 hạt. Mùa hoa nở thu đông.

Vỏ thân chứa Saponin, tanin, tinh dầu.

Trong đó tinh dầu (0,8%). Các saponin nhóm ursan và olean. Cho đến nay, có 12 saponin chia ra 6 cặp tương ứng với ursan 12-ene glycosid (xem bảng A) và olean 12-ene glycosid (xem bảng B) đã biết. Nghiên cứu các glycosid này có sự tham gia của các nhà nghiên cứu Việt Nam, đặc biệt lần đầu tiên T.v.Sung cùng với các tác giả khác (1992) đã phân lập và xác  định được asiaticosid có mặt trong vỏ thân ngũ gia bì chân chim của Việt Nam với hàm lượng 0,05%. Asiaticosid (1) là glycosid đã biết có trong rau má.

Lá chứa tinh dầu và các saponin. Trong Đông y, cây nam sâm có tính mát, vị đắng, chát,..

– Các saponin chủ yếu thuộc nhóm lupan (xem bảng C), trong đó chất có hàm lượng cao nhất (5%) là 3-a -hydroxylup-20(29)ene-23,28 dioic acid 28 -0[a – L-rhamnopyranosyl (1® 4)b -D-glucopyranosyl (1® 6)] b -D-glucopyranosid (14)     

Dịch chiết vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh rõ rệt, chống lạnh, hạ đường huyết.

Về mặt độc tính: Nam sâm có LD50 là 53.5g/kg thể trọng trong khi nhân sâm có LD50 là 22g/kg, tam thất là 9g/kg thể trọng. Vậy theo thực nghiệm Nam sâm ít độc hơn những loại thuốc khác cùng họ.

Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh từ cây nam sâm theo kinh nghiệm dân gian

Bác sĩ – Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền cho biết một số tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ vị thuốc nam sâm như sau:

Điều trị huyết áp thấp

Sử dụng viên ngũ gia bì chân chim, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 viên. Uống liên tục 1 liệu trình 20 ngày nhằm giúp ổn định huyết áp.

Cải thiện chứng sổ mũi và đau họng

Sử dụng 15 gram rễ cây nam sâm sắc chung với 35 gram cúc hoa vàng. Lọc lấy nước và uống.

Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp

Sử dụng 180 gram vỏ rễ cây ngũ gia bì bảy lá ngâm trong 500 ml rượu trắng. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống khoảng 40 ml.

Chữa say sắn và giải độc lá ngón

Dùng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá đem giã nát và sắc lấy nước uống

Điều trị chân sưng đau, cước khí

Sử dụng vỏ cây ngũ gia bì bảy lá, tử tô, ké dầu ngựa, hạt cau, lõi thông, chỉ xác và hương phụ, mỗi vị 8 – 16 gram, sắc uống.

Chữa chấn thương

Dùng cây nam sâm đem giã nát và lấy vải thấm nước thuốc đắp lên vùng bị thương

Cải thiện chứng cảm sốt ra nhiều mồ hôi hoặc mệt mỏi

Sử dụng cây nam sâm, đương quy, xích thược và mẫu đơn bì, mỗi vị 40 gram đem sao vàng tán nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống 4 gram.

Cây nam sâm có tác dụng tiêu sưng và giải nhiệt, giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức do phong thấp gây nên. Bên cạnh đó, các bài thuốc từ dược liệu này còn mang lại công dụng tốt đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh thuốc gây phản ứng phụ. Đặc biệt, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng cây nam sâm chữa bệnh vì thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm

Cây Ba gạc: Vị thuốc quý chữa cao huyết áp

Ba gạc là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tác …