Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những công dụng không ngờ từ dược liệu đông y thổ phục linh

Những công dụng không ngờ từ dược liệu đông y thổ phục linh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...

Thổ phục linh là thảo dược quý có vị ngọt, tính bình, quy vào các kinh Can, Vị, chủ trị phong thấp, vẩy nến, viêm da, đau dây thần kinh tọa, u nang buồng trứng, đau bụng kinh…

Tổng quan về thổ phục linh

Tên khác: Khúc khắc, linh phạn đoán, cậm cù, sơn lỳ lương, dây khum, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, sơn trư phấn, dây chắt, mọt hoi đòi, tơ pớt

Tên gọi khoa học: Smilax glabra Roxb. Họ: Kim cang (Smilacaceae).  Mô tả về cây thổ phục linh

Đặc điểm thực vật: Thân: Thổ phục linh là cây dây leo, thân mềm, toàn thân không có gai, sống lâu năm. Lá: Hình trứng, trái xoăn hoặc hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía dưới cuống hình trái tim, mọc so le. Mỗi lá có chiều dài trung bình cỡ 5 -11 cm, rộng khoảng 3-5 cm. Phía dưới cuống lá có tua cuốn.  Hoa: Thường nở vào tháng 5 -6 hàng năm. Bao gồm cả hoa đực và hoa cái mọc thành cụm ở ngay kẽ lá, hình táng nối với thân bằng một cuống dài.  Quả: Thổ phục linh ra quả vào tháng 7 – 10 hàng năm. Quả hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm, kích thước đường kính dao động từ 8 – 10mm.  Hạt: Hình trứng, mỗi quả chứa từ 2 – 4 hạt

Bộ phận dùng: Thân rễ ( một số người gọi là củ )

Đặc điểm dược liệu: thầy thuốc Y học cổ truyền TPHCM cho biết Củ thổ phục linh chất cứng, có thể có hình trụ dẹt hoặc là một khối kích thước dài ngắn không đều nhau. Xung quanh có các chồi và rễ con mọc ra như mấu. Mặt ngoài củ màu nâu, chỗ lồi, chỗ lõm. Lớp vỏ chứa vân nứt, có thể có vẩy. Đem củ thổ phục linh thái lát có mặt cắt màu trắng hoặc màu nâu đỏ nhạt, hình dáng hơi tròn dài hoặc bất định. Sờ vào thấy chất bột. Lát cắt hơi dai và khó bẻ gãy. Khi bẻ có thể thấy bụi bột bắn ra. Nhúng miếng củ thổ phục linh vào nước thấy hơi trơn và dính. Nếm có vị hơi ngọt, không mùi

Phân bố: Cây thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á: Tại Châu Á: Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Đài Loan. Tại Đông Nam Á: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Lào, Myanma, Campuchia, Malaysia… Riêng ở nước ta, cây thổ phục linh sinh trưởng chủ yếu ở các vùng rừng núi, thung lũng hoặc trung du ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tun hay Lâm Đồng.

Thu hái – sơ chế: Thổ phục linh thường sống leo bám trên các lùm bụi. Thân rễ được thu hái quanh năm nhưng có dược tính tốt nhất là vào mùa hạ. Dược liệu tươi đem về sẽ được rửa sạch, cắt bỏ hết các rễ con mọc xung quanh. Có 3 cách sơ chế như sau: Để nguyên đem phơi hoặc sấy khô. Ngâm nước nóng vài phút rồi thái lát, phơi khô. Ủ 3 ngày cho mềm rồi thái lát mỏng. Sau đó mới đem phơi ngoài nắng to hoặc sấy cho thật khô

Bảo quản : Cất trong hũ đậy kín hoặc cho vào bịch nilong. Để thuốc nơi thoáng mát và khô ráo sẽ bảo quản được lâu và không bị ẩm mốc.

Vị thuốc thổ phục linh

Thân rễ là bộ phận của cây phục linh được sử dụng làm dược liệu

Tính vị: Vị hơi ngọt, tính bình

Quy kinh: Thầy thuốc cho biết thổ phục linh có khả năng đi vào các kinh Can, Vị

Tác dụng dược lý và chủ trị: Theo Đông y, thổ phục linh có công dụng giải độc, khử phong, trừ thấp, làm mạnh gân cốt. Chủ trị đau nhức xương khớp, phong thấp, lở ngứa, giang mai, mụn nhọt, đau bụng kinh, ngộ độc thủy ngân, mề đay, nổi mẩn ngứa, rôm sảy và nhiều căn bệnh khác.

Cách dùng và liều lượng: Liều lượng: 15-30g một ngày hoặc cao hơn nếu được thầy thuốc chỉ định. Cách dùng: Thổ phục linh được dùng dưới dạng thuốc sắc, cô đặc thành cao hoặc tán bột làm hoàn. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng các thảo dược khác để gia tăng hiệu quả.

Độc tính: Thổ phục linh khi dùng với liều cao có thể gây kích thích dạ dày. Một số trường hợp có thể bị dị ứng với thảo dược này.

Bài thuốc sử dụng thổ phục linh

Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, sang lở: Chuẩn bị: 20 – 40g thổ phục linh, 100g thịt lợn. Cách dùng: Đem 2 nguyên liệu  hầm chung với nhau, ăn cả nước lẫn cái

Điều trị bệnh vẩy nến: Thành phần: 40g thổ phục linh, cây cải trời ( còn gọi là cây cải ma, hạ khô thảo nam) 80g. Cách dùng: Đem 2 vị thuốc trên sắc với 5 bát nước. Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi cạn còn 3 chén. Chia làm 4 lần uống trong ngày vào buổi sáng, trưa, chiều, tối. Dùng liên tục khoảng 2 – 3 tháng.

Trị dị ứng, giảm viêm: Chuẩn bị: Thổ phục linh 15 – 30g. Cách dùng: Theo bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn có thể sắc nước hoặc ngâm rượu uống

Điều trị bệnh ung nhọt, nhiễm vi trùng giang mai gây hạch độc, lở loét miệng: Thành phần: 60g thổ phục linh, nhẫn đông hoa 15g, mũi mác 15g, mã xì hiện 20g, cam thảo 5g. Cách dùng: Sắc tất cả lấy nước đặc uống. Kiên trì uống mỗi ngày một thang trong nhiều ngày liền để thấy được kết quả.

Trị bệnh thấp khớp: Chuẩn bị: Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược ( mỗi loại 12g); xương truật, quế chi mỗi loại 8g; Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g; cam thảo 6g. Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang chia làm 2-3 lần uống

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …