Danh mục
Trang chủ >> Đông Y >> Những công dụng của vị thuốc đông y nhân trần đối với sức khỏe

Những công dụng của vị thuốc đông y nhân trần đối với sức khỏe

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Nhân trần cũng là một trong số các loại dược liệu được sử dụng để điều trị bệnh. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp hợp chi tiết một số các bài thuốc dân gian điều trị bệnh có nhân trần, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

nhân trần

Thông tin chung về nhân trần

Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết, Nhân trần được biết đến là một loại cây thảo, mọc đứng và chiều cao tầm khoảng 40 – 70cm, có khi sẽ đạt đến 1m. Lá mọc đối, hình trái xoan, đầu tù hoặc hơi nhọn, mép khía răng đều, gốc tròn, 2 mặt lá đều có lông. Lá khi vò sẽ có mùi thơm.

Cụm hoa sẽ mọc ở đầu cành và kẽ lá thành chụm dạng bông, chiều dài đạt 30cm. Hoa có màu lam tím, đài hình chuông xẻ 5 răng và có lông.

Quả nang, dài bằng đài hoa, hình trứng và có mỏ ngắn, bên trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu vàng. Mùa hoa thường rơi vào tháng 4 – 7.

Những bộ phận sử dụng của nhân trần

Toàn bộ cây nhân trần ở phần trên mặt đất của nhân trần sẽ dùng để làm thuốc. Mọi người thu hái vào mùa hè, thời điểm khi cây đang ra hoa rồi mang đi phơi hoặc sấy khô, bó thành từng bó và bảo quản tại vị trí thoáng mát.

Khi sử dụng sẽ mang đi rửa sạch và loại bỏ đi những tạp chất. Tiếp đến cần phải chặt dược liệu thành từng đoạn khoảng tầm 3 – 5cm, mang đi sao cho khô.

Thành phần hóa học có trong nhân trần

Toàn thân cây nhân trần có chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng tầm 1%, bao gồm pinen, limonen, paracymen (chủ yếu), cineol, anethol. Một số nhà nghiên cứu đã tách từ phần trên mặt đất của cây nhân trần một mono terpenoid peroxyd…

Thông tin chung về nhân trần

Tổng hợp những công dụng của nhân trần đối với sức khỏe

Những công dụng dược lý được tiến hành nghiên cứu ở trên nhân trần cho thấy:

  • Tăng cường đối với chức năng thải trừ của gan.
  • Công dụng tăng tiết mật.
  • Kháng khuẩn.
  • Có tác dụng kháng viêm mạnh trong giai đoạn cấp tính.
  • Diệt giun, được tiến hành thí nghiệm ở trên giun đũa lợn cho thấy kết quả tốt.

Theo thầy thuốc cho biết, nhân trần có vị đắng, cay, tính bình, quy vào những kinh tỳ, can đởm, vị. Theo đó, vị thuốc này sẽ có công dụng thanh nhiệt, hành khí, lợi thấp, chỉ thống, lợi tiểu và làm ra mồ hôi.

Uống nhân trần trị mụn

Trong các nguyên nhân gây ra mụn thì nguyên nhân liên quan đến chu trình giải độc ở gan chiếm tỷ lệ khá lớn bên cạnh các tác nhân do môi trường hay mỹ phẩm dùng thường ngày. Khi gan hoạt động không bình thường sẽ không đào thải được các chất gây hại cho cơ thể. Các độc tố này tích tụ cuối cùng phát tán qua da. Mụn được hình thành từ đó.

Tác dụng của nhân trần với bà đẻ

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng nếu không có bệnh lý về gan và không được bác sỹ chỉ định. Việc uống nhiều nước nhân trần có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu.

Với phụ nữ cho con bú, việc uống nhiều nhân trần sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể. Việc này dẫn đến người mẹ mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít sữa.

Uống nhân trần hàng ngày có tốt không?

Dù có rất nhiều lợi ích trong việc phòng và điều trị bệnh nhưng việc uống loại thảo dược này hàng ngày sẽ dễ sinh ra bệnh.

Trong y học cổ truyền, nước nhân trần có tác dụng tăng bài tiết mật, chống viêm nhất là viêm gan, mật. Việc sử dụng nước hàng ngày dẫn tới tình trạng nhuận gan quá mức. Gan tiết ra nhiều dịch trong khi cơ thể không cần dùng nhiều đến vậy làm mất cân bằng trong cơ thể và sinh ra bệnh tật.

Bên cạnh đó, nhân trần cũng có tính lợi tiểu nên uống hàng ngày nhất là vào mùa nắng nóng sẽ dẫn đến thải nhiều. Việc đào thải nước và chất dinh dưỡng thường xuyên dễ gây nên tình trạng mất nước, thiếu nước cho cơ thể. Cơ thể mất nước sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi và thiếu tập trung.

Có thể bạn quan tâm

Cây Vảy tê tê: Vị thuốc trị ho ra máu, tiểu ra máu

Là một loại dược liệu quý trong y học cổ truyền. Cây Vảy tê tê …