Danh mục
Trang chủ >> Tin Tức Y Dược >> Tìm hiểu các biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay

Tìm hiểu các biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Nguyên nhân gây bệnh là do hoạt động lặp đi lặp lại của cổ tay, thay đổi nội tiết tố,…Vậy hội chứng này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nào?

Hội chứng ống cổ tay là 1 bệnh lý chèn ép thần kinh

Hội chứng ống cổ tay là 1 bệnh lý chèn ép thần kinh

Hội chứng ống cổ tay là gì?

 Bác sĩ Trung cấp Dược Hà Nội cho biết: Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh giữa. Nguyên nhân gây ra là do hoạt động lặp đi lặp lại của cổ tay, thay đổi nội tiết tố, lớn tuổi và do bị ảnh hưởng bởi một số căn bệnh khác. Bệnh nhân mắc phải thường cảm thấy tê và đau bàn tay gây ảnh hưởng ngón cái, trỏ, giữa và nửa ngón đeo nhẫn.

Đây là hội chứng thường gặp trong xã hội hiện đại nhất là với nhân viên văn phòng, diễn ra khi mô xung quanh gân gập sưng lên và làm tăng áp lực lên thần kinh. Khi mắc phải cần  được điều trị càng sớm càng tốt, nếu điều trị muộn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Dấu hiệu ban đầu thường gặp nhất là đau tê buốt ở bàn tay, tê ở gan bàn tay, tê và châm chích ở ngón tay đặc biệt ở ngón cái, ngón giữa. Tê tay thường xuất hiện khi cầm nắm: dụng cụ lao động, lái xe… Triệu chứng có khả năng xảy ra ở cả hai tay nhưng nặng hơn ở tay thuận.

Các triệu chứng thường lặp đi lặp lại như: đau, tê cứng ở ba ngón rưỡi hoặc có lúc cả bàn tay, do thần kinh giữa chi phối (thường xuất hiện về đêm), gõ trên cổ tay khi duỗi cổ tay gây cảm giác đau, tê giật lên ngón tay.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng ống cổ tay là gì?

Hội chứng ống cổ tay do dây thần kinh giữa bị chèn ép, tạo áp lực và thiếu máu gây ra. Trong đó các nguyên nhân thường thấy là do:

  • Di truyền trong gia đình: Một số người có ống cổ tay nhỏ hơn người bình thường.
  • Các vận động cổ tay lặp đi lặp lại như: Đánh máy, lái xe, vẽ, chơi dương cầm, viết quá nhiều.
  • Thay đổi nội tiết tố khi đến thai kỳ.
  • Người lớn tuổi.
  • Bị chấn thương tay, làm sưng bao hoạt dịch gây giảm diện tích của ống cổ tay. Chấn thương có thể hình thành do khiêng vật nặng, cổ tay phải hoạt động trong tư thế không thuận lợi, lặp đi lặp lại hoạt động của các ngón tay,…
  • Người mắc bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, suy tuyến giáp, bệnh gout.

Hội chứng ống cổ tay gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Hội chứng ống cổ tay gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Biến chứng có thể gặp khi mắc hội chứng ống cổ tay

Theo thầy thuốc chia sẻ, bệnh nhân nên được điều trị càng sớm càng tốt, nếu điều trị muộn sẽ dẫn đến biến chứng như:

  • Tê nhức cả cánh tay.
  • Rối loạn lưu thông máu và teo cơ bàn tay.
  • Thần kinh teo nhỏ với khả năng phục hồi rất thấp.

Những ai có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay?

Đây là hội chứng phổ biến, mọi người đều có thể mắc phải. Trong đó, tỉ lệ mắc hội chứng ở nữ nhiều gấp 3 lần nam giới (có thể do ống cổ tay nhỏ hơn nam giới). Độ tuổi thường gặp tình trạng này là 45 – 60 tuổi, chỉ có khoảng 10% trường hợp mắc phải dưới tuổi 30.

Người phải làm việc cổ tay quá nhiều, quá gấp hay ngửa cổ tay là người có nguy cơ cao mắc hội chứng này.

Những người mắc bệnh béo phì, đái tháo đường, suy tuyến giáp, suy thận,… có nguy cơ bị hội chứng ống cổ tay hơn người khác. Bên cạnh đó, hút thuốc sẽ làm tăng nặng tình trạng.

Có thể bạn quan tâm

Mách bạn 5 cách giảm cholesterol trong máu hiệu quả

Nồng độ Cholesterol trong máu cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm ẩn …